Tôn giáo và sự phát triển của kinh tế




Các bài liên quan:

 Sự lụi tàn của các đế chế phương Đôn

 Cùng đường đi nhưng có người thắng kẻ thua. 

 Cùng đường đi nhưng có người thắng kẻ thua (2)


Bước vào đầu thế kỷ 18 – thời điểm chứng kiến sự cáo chung của các Đế chế cũ, chuyển sang thời kỳ mới, châu Âu mất quyền kiểm soát chính thức ở hải ngoại nhưng lại giành được quyền thống trị rộng hơn về kinh tế. Châu Âu cũng dần dần bằng sức mạnh để mở đường vào những vùng lãnh thổ mà trước đó coi như không thể nào đến được như Trung Quốc, Nhật Bản và tạo ra ở những nơi khác một loại kiểu thống trị Đế quốc mới. Quyết định cho sự chuyển biến này của thế giới trong thế kỷ 18 chính là cuộc cách mạng công nghiệp, bắt đầu ở nước Anh và được ganh đua làm theo trên khắp thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm cho một số nước giàu lên và một số nước đã không làm cách mạng công nghiệp và vẫn nghèo như trước. Quá trình chọn lọc này, thực ra đã được bắt đầu từ trước đó rất lâu, vào thời đại của viễm du qua Đại Tây Dương khám phá những vùng đất mới được bắt từ đầu thế kỷ 15. Đây cũng là giai đoạn mà châu Âu chuyển dần trọng lực kinh tế từ phía Nam lên phía Bắc.
Câu hỏi từ những sự kiện trên, tại sao một số nước từ địa vị cao rơi xuống thấp và một số khác lại trồi lên? Sự thăng trầm của Tây Ban Nha cũng như của La Mã là một đề tài cực kỳ hấp dẫn và được các học giả bàn ko biết chán và đến nay vẫn chưa có …hồi kết thúc. Trong số những ý kiến của các học giả về vấn đề này, nhà xã hội học người Đức Max Weber đã công bố công trình nghiên cứu có ảnh hưởng lớn đó là “Đạo đức tin lành và Tinh thần của chủ nghĩa tư bản” vào năm 1904 – 05 bàn chuyên sâu về mối qua hệ “Tôn giáo và sự phát triển của kinh tế”.  Luận điểm của ông là: giáo lý tin lành, đặc biệt là các ngành theo phái Cavil của giáo lý này – đã thúc đẩy sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản công nghiệp. Cụ thể, giáo lý tin lành đã định ra và phê chuẩn một đạo lý ứng xử hàng ngày giúp đưa đến thành công trong doanh nghiệp.
Luận điểm của Max Weber dựa trên một số luận cứ chính như sau:
- Đạo tìn lành theo giáo phái Calvin đã khẳng định được học thuyết về sự tiền định. Thuyết này chủ trương rằng người ta không thể tìm được sự cứu rỗi bằng đức tin hay bằng hành động; vấn đề này đã được quyết định cho mọi người từ lúc khởi thủy thời gian, và không có điều già làm thay đổi được số phận con người. Một điều tin như thế này có thể đã dễ dàng khuyến khích một thái độ buông xuôi?. Nhưng giáo lý Calvin lại cho rằng đức tính tốt là một dấu hiệu đáng tin cậy chứng tỏ rằng mình đã được chúa lựa chọn. Điều hàm ý này làm cho người ta yên tâm và đó là một nhân tố kích thích mạnh mẽ người ta suy nghĩ và ứng xử đúng đắn. Nói cách khác, giáo lý Calvin đã chuyển đức tin vào đấng siêu nhiên qua các thủ tục nghi lễ tôn giáo sang đức tin ở ngay trong ứng xử thế tục: làm việc chăm chỉ cần cù, thật thà, nghiêm chỉnh, sử dụng tiền bạc và thời gian một cách tằn tiện và đó là bộ luật ứng xử mà giáo lý Calvin đã định ra và phê chuẩn.
- Thực tế không phải chỉ những người theo giáo phái tin lành mới có đức tính: “làm việc chăm chỉ cần cù, thật thà, nghiêm chỉnh, sử dụng tiền bạc và thời gian một cách tằn tiện”. Vấn đề là giáo lý của phái Calvin đã tạo ra những người có đức tính này với tỷ lệ cao hơn, thành số đông (phổ biến) trong cộng đồng người theo đạo tin lành và khi đó mới trở thành tính ưu việt của cả cộng đồng để phát triển. Nói cách khác, tôn giáo tin lành đã khuyến khích làm xuất hiện đông đảo những cá nhân có đầu óc lý tính, cần cù chăm chỉ, có trật tự, năng suất, trong sạch và nghiêm túc mà trước kia vốn chỉ là hiếm hoi và chỉ là ngẫu nhiên. Bằng chứng cho luận cứ này là sự nhấn mạnh đến sự giáo dục và sự biết chữ cho con gái cũng như con trai. Đạo Tin lành ngoan đạo là phải biết tự đọc hết toàn bộ kinh thánh khác với Công giáo chỉ dạy kinh thánh qua vấn đáp, không khuyến khích đọc kinh thánh. Người theo đạo tin lành nhậy cảm với thời gian, họ là người sản xuất và sử dụng đồng hồ nhiều hơn cả, kể cả ở vùng nông thôn (cơ sở để “đô thị hóa” nông thôn)
- Để phát triển tư bản công nghiệp đòi hỏi nhu cầu ngày càng tăng về tư bản cố định (thiết bị và nhà máy) của khu vực công nghiệp. Điều này làm cho tính liên tục có tấm quyết định – để bảo trì và cải tiến, để tích lỹ tri thức và kinh nghiệm. Đây là đức tính mà đạo tin lành khuyến khích. Bằng chứng là ở thế kỷ 18 vua Pháp buộc nhưng người trong giới công nghiệp muốn trở thành quý tộc phải có điều kiện kinh doanh liên tục và nhưng người mới được phong quý tộc yêu cầu phải ở nguyên “trong nghề” của mình.
- Cuộc cải cách tin lành đã thay đổi mọi luật lệ, nó thúc đẩy mạnh mẽ sự biết chữ, đẻ ra hàng loạt sự bất đồng và những tà đạo, và đề xướng chủ nghĩa hoài nghi và sự từ chối quyền uy là những nhân tố căn bản của sự phát triển khoa học - chính là tri thức, đặc biệt là tri thức khoa học đã quyết định khả năng kinh tế.

Quay lại vấn đề của TS. Alan Phan nêu ra, ý kiến của cá nhân tôi như sau:
- Đạo tin lành theo giáo lý Calvin là một cuộc cách tân tôn giáo đáp ứng sự đòi hỏi và thúc đẩy sự phát triển tư bản công nghiệp tại thời điểm ấy (từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18) ở địa điểm ấy (Bắc Âu).
- Giá trị cốt lõi mà Đạo tin lành theo giáo lý Calvin là đã tạo ra là đông đảo nhưng cá nhân có đầu óc lý tính, cần cù chăm chỉ, có trật tự, năng suất, trong sạch và nghiêm túc cũng đang là đòi hỏi để phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay. Nhưng điều đó không có nghĩa là bây giờ Việt nam phải phát triển đạo tin lành và bài xích đạo phật. Vì người Việt từ trước tới nay trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thường không quan tâm tới giáo lý mà chỉ vào tập trung và thực hành các nghi lễ của các tín ngưỡng, tôn giáo mà thôi. Hay nói cách khác đức tin người Việt được giành cho các nghi lễ (có thờ có thiêng, có kiêng có lành) chứ không phải là niềm tin vào giáo lý.
- Vấn đề là ở chỗ phải cải tổ và phát triển văn hóa Việt Nam để người Việt có đầu óc lý tính và có niềm tin vào những đức tính: cần cù chăm chỉ, có trật tự, năng suất, trong sạch và nghiêm túc là những chuẩn mực đạo đức để thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống. Muốn vậy, trước hết phải có đầu óc lý tính, có lý tính thì mới không cuồng tín, không cuồng tín thì mới không bảo thủ và nếu là người cầm quyền không bảo thủ thì mới không “cố thủ” bằng việc ban hành hàng loạt các lệnh cấm và thực hiện nó bằng bất cứ thủ đoạn, phương tiện nào. Nếu cải tổ thúc đẩy phát triển 1 thì sự “cố thủ” bằng việc ban hành hàng loạt các lệnh cấm sẽ kéo lùi 10, như đã xảy ra đối với Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, La Mã trong thế kỷ 16 – 18.



http://www.gocnhinalan.com/blog-cua-alan-va-bca/ton-giao-va-su-phat-trien-cua-kinh-te.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét