Nhìn lui lại
phía sau, là để chúng ta biết điều gì đã xảy ra, còn nhìn về phía trước, là để
chúng ta tính đến những kết quả khác nhau có thể sẽ đến. Như vậy, chúng ta phải
tìm hiểu nguyên nhân và kết quả của quá khứ, đánh giá những ảnh hưởng chủ yếu,
thứ yếu, trực tiếp và gián tiếp, gợi cho chúng ta biết phải tránh nhưng sai lầm
gì của quá khứ, biết phải khắc phục những hệ lụy gì của hiện trạng và biết phải
làm gì cho tương lại.
Vào đầu thế kỷ
15, đầu tiên là Bồ Đào Nha, rồi Tây Ban Nha và đến Anh đã thực hiện những cuộc
viễn du qua Đại Tây Dương khám phá những vùng đất mới mở ra một thời kỳ phát
triển mới của lịch sử nhân loại. Nhưng đến thế kỷ 18, cách mạng công nghiệp lần
I lại xảy ra tại nước Anh đầu tiên đã đưa Anh thành một nước đế quốc hùng mạnh
và họ đã từng tự hào “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh”. Tôi
xin nêu lại những kiến giải về vấn đề này của David S. Landes trong tác phẩm
“Sự giàu và nghèo của các dân tộc”.
Những sai lầm của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha
Mục đích
củanhững cuộc viễn du qua Đại Tây Dương khám phá những vùng đất mới của người
Tây Ban Nha nhằm vào các kho báu; người Bồ Đào Nha nhằm vào lợi nhuận bằng con
đường buôn bán.
Bồ Đào Nha là
một nước nhỏ (khoảng 1 triệu dân) nhưng khước từ về lợi thế so sánh là sản xuất
rượu vang và đường mía mà sa vào việc mở rộng quá xa mạng lưới những lãnh thổ
dưới quyền cai trị của mình dẫn tới phải nhập khẩu nô lệ da đen và tăng cường
đóng và các trang thiết bị cho tàu vượt quá khả năng của mình.
Trên những
chuyến tàu của Bồ Đào Nha đều mang theo những linh mục và thầy dòng vì sự cứu
rỗi linh hồn của họ và vì mục đích truyền bá tín ngưỡng với đám người dị giáo
và vô đạo. Nhưng hành động này đã gây ra chiến tranh đến từ các nước có tín
ngưỡng, tôn giáo khác và Bồ Đào Nha phải buôn bán với người bản địa cả bằng vũ
khí.
Và vì sẵn sự thù
địch của người bản xứ nên Bồ Đào Nha đã nhanh chóng mất thị trường khi gặp sự
cạnh tranh của người Anh và người Hà Lan. Mất thị trường trên đất liền người Bồ
Đào Nha phải chuyển sang kiếm lợi bằng hoạt động đặc lợi trên biển. Họ trở
thành những ông “vua” kẻ cướp của Ấn Độ Dương. Mọi tàu buôn đều phải mua giấy
phép buôn bán của Bồ Đào Nha. Và cuối cùng họ phải chiến tranh với cả Anh và Hà
Lan.
“Quyền lực của Bồ Đào Nha co hẹp dần với cái
“kiến trúc thượng tầng cố hữu bấp bênh của nền thống trị trên biển” Từ nước
tiên phong chinh phục Đại Tây Dương với mũi nhọn là kỹ thuật hàng hải. Một sự
sẵn sàng học hỏi ở các nhà bác học nước ngoài trong đó phần lớn là người Do
Thái. Do áp lực từ giáo hội và từ Tây Ban Nha đã làm cho triều đình Bồ Đào Nha
dần dần từ bỏ chính sách khoan dung đó chuyển sang chính sách bắt người Do Thái
phải theo đạo cơ đốc hoặc phải rời khỏi đất nước này. Từ đó trở đi, đời sống
trí tuệ và khoa học của Bồ Đào Nha đã tụt xuống đáy vực của sự cố chấp, cuồng
tín và thói câu nệ của sự thuần khiết của dòng máu. Đây là một dẫn chứng hùng
hồn cho câu nói: “Nếu những cái lợi thu được từ buôn bán hàng hóa là đáng kể, thì nó
là nhỏ nếu so với trao đổi về các tư tưởng” .
Người Tây Ban
Nha tổ chức nhữngcuộc viễn du qua Đại Tây Dương khám phá những vùng đất mới thực ra là vì
những nhà truyền giáo Tây Ban Nha và tay chân của Triều đinh nhận thấy rằng
cách hay nhất để xử sự bất tuân lệnh và sự nổi loạn là cho chở các phần tử gây
rối đến những bến bờ xa lạ. Vì vậy trong số những cuộc viễn du của người TBN có
vô số những cuộc hành quân xấu số và những cuộc hành quân vu vơ. Họ luôn làm
chiến tranh, khủng bố, tra tấn và giết tróc thổ dân, ăn nằm với vợ con của thổ
dân và những người phụ nữ thổ dân bị người Tây Ban Nha làm cho góa bụa, cứu rỗi
linh hồn cho ko ít người ngoại đạo, thường là đi đôi với việc tiêu diệt phần
xác của những người này.và đi đâu họ cũng chỉ hỏi ở đâu có vàng. Họ không
quan tâm đến việc sản xuất nông nghiệp, hay lập đồn điền trồng mía và chế biến
đường như người Anh đến sau này.
Sau những thất
bại ko tìm thấy vàng và tàn sát các nền văn minh vùng Caribe, họ cũng đã tìm
thấy nhưng kho báu ở những vùng sâu trong lục địa. Luồng kho báu thuộc địa vô
cùng to lớn đã đã rót về và tạo cho triều đình Tây Ban Nha một sức mạnh chưa
từng thấy, lúc bấy giờ Tây Ban Nha là cường quốc lớn nhất châu Âu và ko ai được
phép ngăn cản những yêu sách và tham vọng của nó.
Người Tây Ban
Nha cũng như người Bồ Đào Nha làm hết sức mình để ngăn cách mình với những ảnh
hưởng bên ngoài và của tà đạo – Giáo dục được đặt dưới sự kiểm soát của nhà thờ
và duy trì một chương trình học thời trung cổ. Họ gây ra chiến tranh tôn giáo với các nước theo trường phái tôn giáo khác như dong Calvin (Tin lành) là Anh, Hà Lan...
Tây Ban Nha đã
đã giàu có dưới dạng tiền để đầu tư và chi tiêu. Nhưng họ đã chọn con đương chi
tiêu – tiêu cho sự xa hoa và cho chiến tranh. Tây Ban Nha đã chi tiêu pha thả
cửa bởi vì của cải của họ là không chờ mà đến và không phải do họ làm ra. Người ta bao giờ cũng dễ hê đi thứ của cải
từ trên trời rơi xuống hơn là của cải do mình làm ra.
Người Tây Ban
Nha chưa bao giờ có vai trò quan trọng trong thương nghiệp về đường. Họ có con
đường làm giàu nhanh hơn, và khi nào họ quay sang đường thì coi đó chủ yếu là
một cơ sở vật chất của vị trí xã hội và lối sống (Những đồn điền lớn nhất của
người Tây Ban Nha là những lãnh địa tự túc, rất giống với các thái ấp thời
trung cổ). Họ không bao giờ hiểu được như những nhà trồng mía người Anh, những
lợi thế của sự chuyên môn hóa và phân công lao động, của việc hội nhập những đồn
điền trồng mía như những đơn vị sản xuất vào trong một hệ thống kinh tế lơn
hơn.”
Vào thời mà
luồng vàng nén bạc nén từng đống đổ vào TBN đã chấm dứt ở giữa thế kỷ 17, triều
đình TBN đã chìm ngập trong nợ nần, với những vụ phá sản liên tiếp trong các
năm 1557, 1575, 1597. Đất nước bước vào giai đoạnh suy đồi kéo dài.
“Đồng tiền dễ kiếm là đồng tiền có hại cho
anh. Nó có cái lợi ngắn hạn phải trả giá bằng cách sử dụng méo mó trước mắt và
những hối tiếc về sau”
“ Những gì là gớm guốc nhất đều bỏ cho bọn
cùng đinh, và những gì của kẻ cùng đinh đều là gớm guốc”
“Điều
mỉa mai là những quốc gia đã đi đầu tất cả khi xuất phát, Tây Ban Nha và Bồ Đào
Nha đã kết thúc như những người thua cuộc. Điều này cũng là sự chấm dứt mô hình
tăng trưởng nhấn mạnh đến sự cần thiết và sức mạnh của vốn – để thay thế cho
lao động, để tạo điều kiện cho tín dụng, là chất cam lồ chữa trị những dự án
thua thiệt, chuộc lại những lỗi lầm, cho phép một doanh nghiệp lớn có thể thua
keo này bày keo khác, vốn là nguồn chủ yếu nuôi dưỡng sự phát triển kinh tế. Có
vốn là đầu xuôi, đuôi lọt và những đế chế TBN – BĐN đã có vốn!”
Vì sao lại là nước Anh? (sẽ là câu
chuyện của kỳ tới)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét