“Tứ bất tử”



“Tứ bất tử” là tên gọi chung bốn vị thánh trong tín ngưỡng Việt Nam được nhân dân ta tôn vinh và thờ phụng. Bốn vị thánh bất tử được thể hiện, lưu truyền trong các truyện huyền thoại gồm: Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử và Thánh mẫu Liễu Hạnh.
 Thánh Tản Viên (Sơn Tinh) là vị thần núi Tản Viên (Ba Vì), núi tổ của các núi nước Việt Nam, tượng trưng ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên nhiên của dân tộc ta gắn liền với truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh”.

Đền thờ Thánh Tản Viên trên núi Tản Viên Ba Vì - Hà Nội

 Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương) là vị thánh quá quen thuộc của người Việt Nam với truyền thuyết “Thánh Gióng”, tượng trưng cho tinh thần chống giặc ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.

 Đền Gióng tại Sóc Sơn - Hà Nội

 Thánh Chử Đồng Tử (Chử Đạo tổ) với truyền thuyết được lan truyền từ thế kỷ XV. Đây là câu chuyện tình duyên giẵ công chúa Mỵ Nương Tiên Dung với chàng trai nghèo khổ Chử Đồng Tử tại Văn Giang – Hưng Yên. Thánh Chử Đồng Tử trong tâm thức người dân đất Việt không chỉ tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân mà còn là ý chí mở mang khai phá cải tạo ruộng đồng, phát triển ngành nghề, xây dựng và phát triển cộng đồng.

Đền thờ Chử Đồng Tử bên bờ Sông Hồng

 Thánh mẫu Liễu Hạnh (Mẫu thượng thiên, Bà Chúa Liễu) xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVI với truyền thuyết dan gian tin rằng Liễu Hạnh là con gái của Ngọc Hoàng; vì phạm lỗi bị đầy xuống trần gian. Trong tiềm thức của nhân dân, Liễu Hạnh là một vị thần, một biểu tượng của khát vọng tự giải phóng, nhất là phụ nữ muốn thoát khỏi sự ràng buộc của xã hội, của lễ giáo phong kiến, khát vọng vươn tới đạt được những ước vọng của hạnh phúc gia đình.

Phủ Tây Hồ thờ Thánh Liễu Hạnh, Hồ Tây - Hà Nội

Nhận xét:

- Thuần Việt:
Trong 4 huyền thoại về “Tứ bất tử” có huyền thoại Chử Đồng Tử (Chử Đạo Tổ) là câu chuyện của Đạo Giáo, Đạo Thần Tiên, một tín ngưỡng vốn du nhập từ bên ngoài vào nước ta từ rất sớm nhưng cốt lõi huyền thoại cũng như tín ngưỡng Chử Đạo Tổ là tín ngưỡng Đạo giáo mang màu sắc tín ngưỡng dân gian thuần Việt. Việc phụng thờ Tứ Bất tử là một tín ngưỡng thuần túy Việt Nam, kết tinh từ những truyền thuyết đẹp đẽ và là một bộ phận không thể tách rời trong di sản tôn giáo và tinh thần của đất nước.

- Lại "thuần Việt":
Mặc dù nhất trí với nhận định: “Tục thờ Tứ bất tử là một tục lệ mang màu sắc tín ngưỡng nhưng lại phản ánh đậm nét truyền thuyết lịch sử và có giá trị văn hoá rất sâu sắc. Đây chính là nền tảng tư tưởng làm nên cốt cách của con người Việt Nam: kiên trung, bất khuất, thông minh, sáng tạo, tình nhà nghĩa nước hài hoà. Chất nhân văn được kết tinh, chắt lọc trong bao chặng đường lịch sử đã làm nên biểu trưng hiển hách nhất của con người Việt Nam ta. Đó là bề dày, là cội nguồn của đời sống tinh thần làm nên sức mạnh của dân tộc trong mọi hoàn cảnh từ xưa tới nay” (1). Nhưng cần lưu ý trong các hoạt động văn hóa lễ hội truyền thống hiện nay cũng rất dễ phát sinh tiêu cực như mê tín dị đoan, bị thương mại hóa cùng các tệ nạn xã hội khác vì theo nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, một đặc điểm trong đời sống tín ngưỡng - tôn giáo của người Việt là tính dụng. Cố Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyên Văn Huyên đã từng viết: “Mặc dù sự có mặt của vô số ma quỷ và thần linh, người Việt vẫn có một đời sống tôn giáo không lấy gì làm sâu sắc cho lắm. Người ta chỉ có những niềm tin mơ hồ về linh hồn, về sự sống ở thế giới bên kia, về các thần. Một số lớn thần được định tính không rõ ràng và thường thường là phi nhân cách. Không có sự giáo dục tôn giáo cụ thể, cũng như không có sự tuyên truyền tôn giáo có tổ chức. Mọi người chỉ cầu tới tôn giáo do nhu cầu vật chất. Ở một số trường hợp, người ta tìm kiếm một kết quả trước mắt như khỏi bệnh, có con, có tiền tài . Người ta cũng cầu thần để cho đời sống một người đã khuất ở thế giới bên kia được dễ dàng, để thi đỗ, để nhanh chóng trong một việc, để đi xa một chuyển được bình yên... Thường thường trong ý thức dân gian, tôn giáo được quy lại chỉ còn là một lô thực hành thờ cúng đã trở thành bắt buộc. Lễ nghi là tất cả, nó đôi khi bao gồm những nghi thức rắc rối hoặc núp dưới một hình thức long trọng có tính cách bề ngoài” (2).

Cảnh cướp hoa quả, đồ thờ tự diễn ra tại Đền Trần ngay sau thời điểm diễn ra Lễ khai ấn. Ảnh: Nguyễn Tuấn
 Cảnh cướp hoa quả, đồ thờ tự diễn ra tại Đền Trần ngay sau thời điểm diễn ra Lễ khai ấn (3)


            

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét