Cùng đường đi nhưng có người thắng kẻ thua (2)



 Martin Luther

Nhìn lui lại phía sau, là để chúng ta biết điều gì đã xảy ra, còn nhìn về phía trước, là để chúng ta tính đến những kết quả khác nhau có thể sẽ đến. Như vậy, chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân và kết quả của quá khứ, đánh giá những ảnh hưởng chủ yếu, thứ yếu, trực tiếp và gián tiếp, gợi cho chúng ta biết phải tránh nhưng sai lầm gì của quá khứ, biết phải khắc phục những hệ lụy gì của hiện trạng và biết phải làm gì cho tương lại.
Vào đầu thế kỷ 15, đầu tiên là Bồ Đào Nha, rồi Tây Ban Nha và đến Anh đã thực hiện những cuộc viễn du qua Đại Tây Dương khám phá những vùng đất mới mở ra một thời kỳ phát triển mới của lịch sử nhân loại. Nhưng đến thế kỷ 18, cách mạng công nghiệp lần I lại xảy ra tại nước Anh đầu tiên đã đưa Anh thành một nước đế quốc hùng mạnh và họ đã từng tự hào “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh”. Tôi xin nêu lại những kiến giải về vấn đề này của David S. Landes trong tác phẩm “Sự giàu và nghèo của các dân tộc”.
Tại sao lại là nước Anh?

 Joln Calvin

Trong khi người Tây Ban Nha đến trước và đang “nhảy cóc” trên những hòn đảo vùng biển Caribe thì người Anh mới bắt đầu “chen lấn” chiếm những hòn đảo bé xíu hầu như không có người của vùng này và khai thác lập đồn điền trồng mía, chế biến đường và rượu rum, một công việc nặng nhọc và tốn kém chi phí ban đầu. Cùng với việc khai thác mở rộng trồng mía và công nghiệp mía đường, người Anh đã nhập khẩu người da đen châu Phi để đáp ứng sự thiếu hụt lao động của họ.
 Việc người Anh lập đồn điền trồng mía và công xưởng sản xuất đường, đã lập nên “hệ thống Đại Tây dương”: Buôn bán nô lệ da đen châu Phi, thương mại đường cho châu Âu và lương thực và hàng công nghiệp từ Anh sang châu Mỹ. Kết quả là kích thích cả nông nghiệp và công nghiệp phát triển, tăng tiền lương và thu nhập ở Anh, thúc đẩy sự phân công lao động, và khuyến khích sự sáng chế ra những thiết bị nhằm tiết kiệm sức lao động.
Ý nghĩa của việc trông mía đối với sự phát triển nên kinh tế Đại Tây Dương và sự công nghiệp hóa ở châu Âu có 2 ý kiến:
-  Những lợi nhuận lấy từ sự buôn bán từ sự buôn bán nô lệ và sự bóc lột sức lao động của nô lệ đã tưới tắm cho cái vườn của chủ nghĩa tư bản mới nảy sinh. (Eric williams – và những nhà duy vật cũng thiên về lập luận này)
- Qua tính toán lại, việc buôn bán nô lệ da đen thực ra không mang lại lợi nhuận cao như người ta tưởng và cũng đầy rủi ro, nguy hiểm. Thực ra ngành buôn bán nô lệ da đen chỉ là bộ phận của một tổ hợp lớn hơn – cái trước đây thường được biết đến như là những ngành mậu dịch tam giác nay được gọi là hệ thống Đại Tây Dương.
Và khi người Anh đặt chân đến Ân Độ, cũng như người Hà Lan vào cuối thế kỷ 16 như những kẻ đột nhập và ăn cướp, giỏi đánh nhau hơn là buôn bán. Chỉ mãi về sau, và lúc đó một cách thận trọng, họ mới chuyển sang nghề buôn bán. Khi người Anh đánh nhau với người Hà Lan, lúc đâu đôi khi họ cũng thắng nhưng họ nhận ra họ không đủ sức để tỏ ra là một thách thức thật sự với người Hà Lan, và thế là họ tìm cơ hội buôn bán để thay thế và thường họ tránh xa người Bồ Đào Nha. Và họ đã hướng lên phía bắc giành những đặc quyền buôn bán ở hải cảng của Đế chế Mogul cửa ngỏ đi vào sâu Ấn Độ và để buôn bán với Ba Tư và Ả Rập. Người Anh đã dừng chân ở Bombay – hòn đảo hầu như không có người và phát triển thành cơ sở của nhà máy chế tạo và trung tâm thương mại chủ yếu trên bờ biển phía Tây.
Cuối cùng họ đã tiến sâu vào Ấn Độ bằng cách mua mọi thứ đặc quyền “phong kiến” – con chủ bài của trò chơi là mua được tình hữu nghị và hợp tác vụ lợi. Họ đã xây dưng những thành phố thương nghiệp của riêng mình cùng với việc dần dần các thương gia và quan chức Ấn Độ trở nên lệ thuộc hơn vào sự buôn bán, giúp đỡ và thiện chí của người Anh.
Như vậy, nước Anh, Hà Lan… đã phát triển nhờ sự mở cửa thế giới. Họ đánh cá, rút và lọc dầu cá voi, trồng và mua rồi bán lại các thứ ngũ cốc, dệt vải, đúc và rèn sắt, đốn gỗ rừng và khai thác các mỏ than. Họ giành lấy những đế chế riêng của mình, mà may mắn thay, những đế chế đó lại không được trời phú cho vàng bạc. Khi họ có cơ hội thì họ cũng cướp bóc, tuy nhiên họ xây dựng chủ yếu trên những vụ mùa có thể thu hoạch lặp đi lặp lại và một nền công nghiệp sản xuất liên tục thay vì nhưng khoáng sản có thể cạn kiệt. Họ xây dựng trên nền tảng sự làm việc.

Tại sao người Anh lại tránh được sai lầm của những nước như là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha? Theo nhà  xã hội học người Đức Max Weber trong công trình nghiên cứu công bố năm 1904-05 thì chính là vì  đạo tin lành, đặc biệt là các ngành theo giáo phái Calvin ở Anh – các giáo lý này đã thúc đẩy sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản hiện đại, tức là chủ nghĩa tư bản công nghiệp mà ông đã được biết từ quê hương nước Đức. Max Weber nhấn mạnh rằng các giáo lý của giáo phái tin lành đã  sản xuất ra một doanh nhân mới, một loại người khác, loại người có mục đích sống và làm việc theo một cách nào đó. Chính cái CÁCH mới là quan trọng, còn của cải làm ra nhiều lắm cũng chỉ là một sản phẩm phụ.

Điều cuối cùng muốn nói của loạt bài về tác phẩm “Sự giàu nghèo của các dân tộc”:
  Tôi và chắc không ít người cùng lứa tuổi với tôi, khi nói đến quá trình tích lũy tiền tư bản đều nghĩ ngay đến hình ảnh những tên cướp biển trên Đại Tây Dương, CNTB được xây dựng nên từ những đồng tiền nhuốm máu. Nhưng qua tác phẩm này cho tôi thấy điều tâm đắc, chính VĂN HÓA mới là yếu tố quyết định trong quá trình tích lũy và phát triển  CNTB công nghiệp ở thế kỷ 18 và 19 của các nước phương Tây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét