Sự lụi tàn của các đế chế phương Đông



Nhìn lui lại phía sau, là để chúng ta biết điều gì đã xảy ra, còn nhìn về phía trước, là để chúng ta tính đến những kết quả khác nhau có thể sẽ đến. Như vậy, chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân và kết quả của quá khứ, đánh giá những ảnh hưởng chủ yếu, thứ yếu, trực tiếp và gián tiếp, gợi cho chúng ta biết phải tránh nhưng sai lầm gì của quá khứ, biết phải khắc phục những hệ lụy gì của hiện trạng và biết phải làm gì cho tương lại. 
Điều gì đã kiềm hãm sự phát triển trong suốt 300 năm (từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20) của 2 đế chế ở phương Đông, đó là Đế chế Nga hoàng và Đế chế Thiên triều? David S. landes, một học giả người Mỹ, giải thích:

Nga – Tại sao?
Nước Nga sa hoàng – một đế chế với lãnh thổ rộng lớn và giàu tài nguyên ở phương Đông cũng đã từng nhiều lần cải cách nhưng không theo kịp các nước phương Tây. Tại sao? Trong tác phẩm “Sự giàu và nghèo của các dân tộc”, David S. Landes kiến giải:
“Nước Nga, nước Nga tội nghiệp, là một ví dụ điển hình về phát triển do nhà nước dẫn dắt. Việc thúc đẩy, từ thế kỷ thứ 16, được thưc hiện với mục tiêu đuổi kịp các nước phương Tây theo cách của các nước phương Tây. Việc thúc đẩy mang tính thất thường, một phần do nó xuất phát từ phía trên và không phải Nga hoàng nào cũng có khả năng, một phần là do mỗi nỗ lực đều là sự cố gắng đến cạn kiệt. Ai phải trả giá? Nông nô – ai nữa? Hiện đại hóa theo cách từ trên xuống phụ thuộc vào lao động bị ép buộc. Tuy nhiên về dài hạn, toàn bộ quốc gia phải trả giá. Chủ nghĩa nông nô đã khuyến khích sự ngạo mạn ngu ngốc của tầng lớp trên; sự tham lam và ghen tỵ, sự phẫn nộ và căm thù của tầng lớp dưới. Thậm chí sau khi giải phóng, những thái độ như vậy vẫn là nhân tố gây ra trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển đối với sự phát triển của nước Nga”.
 
“Nước Nga sa hoàng đầy rẫy những nhược điểm. Đó là quốc gia điên loạn trong những trái ngược và mâu thuẫn: dân số có trình độ giáo dục thấp và tỷ lệ thất học cao; với một số ít những người sáng chói về khoa học và tri thức; giai cấp quý tộc đặc lợi và ăn chơi buông thả đã khinh miệt chống lại hiện đại hóa; phong trào cách mạng triệt để và điên dại – áo lông chồn và quần áo cũ rách, rượu vang mạnh và rượu vodka rẻ tiền, đồ pha lê vỡ trong nhà của sỹ quan và đồ sành vỡ trong nhà của nông dân. Sự thuc đẩy phát triển kinh tế đã thức tỉnh gã khổng lồ đang ngủ, khiến hắn phải có các mối quan hệ với các nước tiên tiến hơn, nhập khẩu các kỹ thuật mới lạ, và gây đảo lộn, đầu độc hắn băng những giấc mơ xa lạ”

Trung Quốc – Vì sao?
 Kangxi7.jpeg
 Hoàng đế Khang Hy
Trung quốc đã từng là một trong các nôi văn hóa của loài người, Trung Quốc đã có những phát minh có tác động thay đổi đời sống xã hội trên tầm quốc tế như phát minh ra giấy, máy in, thuốc súng… Nhưng cách mạng công nghiệp lần I đã không thể xảy ra và từ thế kỷ 17 trở đi Trung Quốc dần dần tụt hậu so với các nền văn minh ở châu Âu và Mỹ. Lý giải vấn đề này, trong tác phẩm “Sự giàu và nghèo của các dân tộc”, David S. Landes đã viện dẫn ý kiến của nhà Trung Quốc học vĩ đại gốc Hungary – Đức – Pháp là Etienne Balazs như sau:
“…nếu như ta hiểu chế độ toàn trị là sự khống chế hoàn toàn của Nhà nước và những cơ quan và công chức thừa hành của Nhà nước đối với tất cả mọi hoạt động của đời sống xã hội, không thừa nhận một hoạt đông nào, thì xã hội Trung Quốc mang tính toàn trị rất cao…Không một sáng kiến nào của tư nhân, không một biểu hiện nào của đời sống công cộng nào thoát khỏi sự kiểm soát chính thức. Bắt đầu là một loạt những độc quyền của Nhà nước bao gồm những nhu yếu phẩm có lượng tiêu dùng lớn: muối, chè, rượu cồn, ngoại thương. Có sự độc quyền về giáo dục được bảo vệ khắt khe. Có sự độc quyền về văn học (cũng có thể nói là về báo chí), bất cứ một điều gì được viết ra một cách không chính thức, thoát khỏi sự kiểm duyệt, đều ít có hy vọng đến được với công chúng. Nhưng tầm với của cái “Nhà nước ăn thịt người”, quyền hành tuyệt đối của bội máy quan liêu, còn vượt xa hơn thế nữa. Có những điều quy định cách ăn mặc, có quy tắc cho việc xây dựng nhà công và nhà tư (kích thước của ngôi nhà); phải mặc y phục màu gì, phải nghe nhạc gì, các lễ hội – tất cả được quy định. Có những luật lệ cho việc sinh và luật lệ cho việc tử; nhà nước được trời phù hộ chăm chú theo dõi từng bước đi của các thần dân của mình, từ lúc nằm trong nôi cho tới lúc xuống mồ. Đó là chế độ của nạn giấy tờ và sách nhiễu, giấy tờ đến kỳ cùng và sách nhiễu đến tận kỳ cùng.
Sự thông minh mưu trí và năng lực phát minh sáng chế của người Trung Hoa, đã cống hiến nhiều đến thế cho nhân loại: lụa, chè, đồ sứ, giấy, máy in và còn hơn thế nữa – chắc chắn đáng lý đã làm giàu cho Trung Quốc hơn nữa và có thể đã đưa nước này đến ngưỡng cửa của nền công nghiệp hiện đại, nếu như không có sự kiểm soát ngột ngạt đó của Nhà nước”
            Sự tù đọng và biệt lập với thế giới bên ngoài của Đế chế Thiên Triều, David S. landes viết:
“Từ năm 1405 đến 1431 người Trung Quốc đã có ít nhất 7 cuộc thám hiểm băng đường biển để thăm dò các vùng lãnh hải của Indonesia và Ấn Độ dương. Nhưng cuộc hành trình đường biển nhằm mục đích dương cao ngọn cờ của Trung Quốc, ban ơn cho các dân tộc dã man được có ý thức và biết về Thiên Triều, thu nhận sự tung hô và cống vật và thu thập cho hoàng đế số ít báu vật không tìm thấy bên trong biên thùy của ông ta.
Các chuyến tàu chở hàng hóa có giá trị (các thứ lụa, đồ sứ) nhằm mục đích trao đổi, nhưng hình như không phải trao đổi trên thị trường công khai; mà đúng hơn là dưới hình thức trao tặng phẩm: bọn dã man nột cống vật, còn người Trung Quốc thì hào hiệp ban thưởng”.
“Với ý muốn làm cho người khác cung kính và sợ hãi cũng có nghĩa chi nhiều hơn thu, đồng thời với một nhà nước Khổng giáo ghê tởm sự thành công bằng con đường buôn bán. Và Kết cục Đế chế Thiên triều nằm đấy như một con mèo không ngớt phát ra những tiếng gừ gừ thõa mãn trong hàng mấy trăm năm, thản nhiên và bình tĩnh. Nhưng bên cạnh nó, thế giới đang trẩy qua”.

Bonus:
Nước Anh nay đã đến bệ kiến
Công đức của Liệt thánh ắt đã dội đến những bờ biển xa xôi của họ
Mặc dù lễ cống chỉ tầm thường, lòng ta chân thành cảm kích.
Những vật lạ và sự khéo léo mà họ khoe khoang về những máy móc của họ, ta không đánh giá cao.
Mặc dù những những gì họ mang đến chẳng đáng là bao
Nhưng vì lòng mến khách từ xa đến, ta ban thưởng hậu hĩnh
Để bảo toàn sức khỏe và quyền lực của ta.

(Thơ của Hoàng đế Càn Long nhân dịp phái đoàn ngoại giao Macartney 1793)


1 nhận xét:

  1. http://www.facebook.com/notes/canh-le/h%E1%BB%8Dc-t%E1%BB%AB-qu%C3%A1-kh%E1%BB%A9/151975191607580

    Trả lờiXóa