Trong thực tế
cuộc sống, có một dạng “ngụy biện” rất nguy hiểm, ở các xã hội văn minh là
không thể chấp nhận được nhưng ở Việt Nam lại khá phổ biến đó là “ lấy mục đích
biện minh cho phương tiện”. Tại sao ở Việt Nam lại khá phổ biến dễ dàng được
chấp nhận, thậm chí còn được xem là khôn ngoan? Phải chăng do văn hóa?
"Tiên sư thằng bảo thái"
Một biểu
hiện của bất chấp phương tiện để đạt mục tiêu “tự sướng”
Các
bà, các cô chợ búa ở khắp các phường kinh thành Thăng Long, chưa bao giờ đi chợ
lại gặp chuyện lạ kỳ như sáng hôm nay. Họ đến hàng thịt lợn, thịt trâu, thịt
bò,… hỏi mua, nơi nào người ta cũng lắc đầu quầy quậy nói đã có khách đặt trước
rồi. Người mua không nghi ngờ gì, tin người bán nói thật vì các loại thịt đều đã
được thái nhỏ ra thành miếng chứ không để nguyên tảng.
Hỏi ra mới biết nhà vua ngày ngày giao cho
quan Trạng làm chủ một tiệc rất lớn. Nghe nói khách đông lắm phục dịch không
xuể. Gia nhân được lệnh quan Trạng, đến báo cho các hàng thịt khắp nơi thái
sẵn, có bao nhiêu cũng mua, đắt mấy cũng lấy, để về nhà bếp chỉ có việc chế
biến gia giảm, kịp làm cỗ, soạn mâm.
Nhưng
ngày hôm ấy, đến khi chợ vãn hết người, ruồi muỗi vù vù đến bâu, các quầy hàng
thịt vẫn còn đóng ghế ngồi đợi… Quá trưa sang chiều, thịt đã bắt đầu ôi chảy
nước ra vẫn không thấy mặt mũi khách hẹn đâu. Trong bọn họ nhiều kẻ sốt
ruột, đành liều thẳng đến nhà quan chẳng thấy cổ bàn, khách khứa nào cả. Họ hỏi
đầu đuôi, thì chính Quỳnh ra trả lời rằng:
Sao
bà con lại dại dột cả tin như vậy? Chắc có đứa nào mạo danh “Trạng” chơi xỏ đấy
thôi. Cớ sự đã thế, bà con cứ gọi những thằng nào, con nào “bảo thái” ra mà
chửi cho bọn khoảnh ác chừa cái thói ấy đi.
Các
hàng thịt không nhớ mặt, biết tên phường những người đặt hàng. Bực mình chỉ còn
biết đứng ra giữa chợ chửi um lên: Tiên sư thằng “Bảo Thái”! Tiên sư thằng “Bảo
Thái”!
“Bảo
Thái” là niên hiệu vua Lê đương thời. Thành thử nhà vua không làm gì bọn hàng
thịt mà bị chúng réo tên chửi oan, không còn mặt mũi nào ra khỏi cổng thành
nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét