Nợ xấu – “cục máu đông”



 Nếu lưu chuyển dòng tiền được ví như hệ tuần hoàn của nền kinh tế thì tình hình nợ xấu ngân hàng hiện nay đang được xem như là “cục máu đông” đang làm tắc nghẽn dòng tiền lưu thông trên thị trường, làm các doanh nghiệp đang “thoi thóp” vì thiếu máu và nền kinh tế bị đình trệ. Đây cũng là vấn đề được dự luận xã hội và truyền thông đại chúng đề cập bàn luận đến nhiều trong thời gian qua.


 1. Nợ xấu là gì?
Định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê – Liên hợp quốc: “Về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”.
Như vậy, nợ xấu về cơ bản cũng được xác định dựa trên 2 yếu tố: (I) quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây được coi là định nghĩa của IAS đang được áp dụng phổ biến hiện hành trên thế giới.

2. Thực trạng nợ xấu ngân hàng
- Tổng nợ xấu là bao nhiêu vẫn là điều mập mờ
+ Theo http://www.tienphong.vn/dia-oc/584466/No%CC%A3-xa%CC%81u-BDS-chie%CC%81m-103-to%CC%89ng-no%CC%A3-xa%CC%81u-cu%CC%89a-ngan-ha%CC%80ng-tpov.html thì  “đến ngày 31-5-2012, nợ xấu theo báo cáo của các tổ chức tín dụng là hơn 117.000 tỷ đồng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ” tuy nhiên theo Cơ quan Thanh tra Ngân hàng Nhà nước “đến 31-3-2012 nợ xấu là hơn 202.000 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ”.
+ Theo http://ebank.vnexpress.net/gl/ebank/tin-tuc/2012/07/no-xau-ngan-hang-co-the-len-den-10/:  "Với tốc độ gia tăng nợ xấu tại từ quý I đến quý II, con số nợ xấu thực của ngành chắc chắn sẽ vọt lên trên 10%. Mà 10% thì rõ ràng là đáng báo động và nguy kịch". Và “Trước đó, hồi tháng 3, tại diễn đàn Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng báo cáo nợ xấu có thể trên 10%”.



- Ngân hàng càng lớn, càng nhiều nợ xấu



Nợ xấu tại thời điểm 30/6 và 1/1/2012.  Vietcombank, Vietinbank là "quán quân" nợ xấu trong số các ngân hàng niêm yết. (Đơn vị: tỷ đồng)

- Những ai đang nợ xấu lớn?

Theohttp://dantri.com.vn/c76/s76-624604/nhung-ai-dang-no-xau-lon.htm 

thì “những con nợ xấu, kẻ tạo ra “cục máu đông” đang bóp nghẹt huyết mạch của cả nền kinh tế vẫn là ẩn số. Hai con nợ xấu lớn nhất đó là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và thứ 2 là doanh nghiệp của các đại gia tư nhân.


Tổng vay nợ ngân hàng của các DNNN chiếm gần một nửa tổng dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng (khoảng hơn 2,5 triệu tỷ đồng). Nếu chia trung bình trên khoản nợ, thì khối DNNN chiếm khoảng một nửa số nợ xấu của ngân hàng. Còn theo ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN, có đến 70% nợ xấu ngân hàng là nợ của các DNNN, còn nợ của tư nhân chỉ là phần nhỏ. Trong đó, tập trung chủ yếu là khoản vay đầu tư bất động sản, chứng khoán, đầu tư ngoài ngành…”

 Phần nợ xấu lớn thứ hai (sau DNNN) là một số doanh nghiệp của các đại gia tư nhân. “Các đại gia này, chủ yếu là vay đầu tư bất động sản. Đại gia ít cũng dăm trăm tỷ, nhiều lên tới hàng chục ngàn tỷ. Nay thị trường bất động sản đóng băng, thì vốn liếng đầu tư cũng đóng băng luôn. Trong khi lãi suất vay quá cao, khiến họ không thể trả nợ”.

          3. Nguyên nhân của thực trạng
          Nợ xấu bao giơ cũng là hậu quả của sự rót vốn đầu tư vào những dự án kém hiệu quả, mất khả năng thu hồi vốn. Sự rót vốn tràn lan vào các dự án thiếu vắng sự thẩm định cần thiết về tính hiệu quả dự án của các ngân hàng vì:
- Dư thừa vốn của ngân hàng qua sự tăng trưởng tín dụng cao bất thường và kéo dài trong những năm vừa qua (http://hoathanhques.blogspot.com/2012/08/mot-so-chi-tieu-kinh-te-vi-mo-viet-nam.html)

    
 - Do sự chen lấn tín dụng của “lợi ích nhóm” (http://hoathanhques.blogspot.com/2012/08/chen-lan-tin-dung-crowding-out-of.html)

4. Hướng giải quyết nợ xấu của ngân hàng
Sau thời gian tranh luận khá ồn ào dường như đến nay mọi người đã thống nhất là phải thành lập một tổ chức mua bán nợ quốc gia để mua dọn các nợ xấu ngân hàng hiện nay. Điều còn chưa thống nhất là cần bao nhiêu tiền và tiền để mua các nợ xấu lấy từ đâu.
Nếu thành lập tổ chức mua bán nợ quốc gia để mua dọn các nợ xấu ngân hàng hiện nay thì thực chất “cục máu đông” vẫn chưa được giải quyết cũng như ta quét dọn rác sàn nhà rồi tấp vào một góc để nhà có vẻ như đã phong quang sạch sẻ nhưng đống rác thì vẫn cứ lù lù ở trong góc không biết đến bao giờ hót đi được và ai sẽ là người hót đống rác ấy đi. Và dù bất luận Nhà nước dùng nguồn tiền nào cũng đều là tiền của dân dù từ nguồn vay nước ngoài thì cuối cùng dân vẫn là người phải gánh trả.

Bonus


           

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét