Chen lấn tín dụng (crowding – out of credits) là gì?

        
 Chen lấn tín dụng (crowding – out of credits) là gì?

          1. “Chen lấn tín dụng” là gì?
Tra http://en.wikipedia.org/wiki/Crowding_out_(economics) thì “chen lấn tín dụng” được Google dịch là:
Trong kinh tế, “chen lấn tín dụng” là triệu chứng giảm trong tiêu dùng và đầu tư của khối kinh tế tư nhân, xảy ra do sự gia tăng vay nợ của chính phủ. Nếu sự gia tăng chi tiêu chính phủ và / hoặc giảm thuế doanh thu dẫn đến thâm hụt ngân sách đó được tài trợ bởi chính phủ vay nhiều thêm, hậu quả là tăng lãi suất phi mã, dẫn đến việc giảm đầu tư tư nhân. Có một số tranh cãi trong kinh tế vĩ mô hiện đại về đề tài này, như các trường phái khác nhau của tư tưởng kinh tế khác nhau về cách kinh tế hộ gia đình và thị trường tài chính sẽ phản ứng như thế nào với nợ vay của chính phủ nhiều hơn trong những hoàn cảnh khác nhau.
Thông thường khi các nhà kinh tế sử dụng từ ngữ “chen lấn tín dụng” lúc đó là họ đang đề cập đến các chi tiêu chính phủ vay tiền quá nhiều trên thị trường tài chính mà nguồn lực này theo đúng nghĩa phải dành cho khối kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, một số nhà bình luận và các nhà kinh tế khác sử dụng “chen lấn tín dụng” để chỉ chính phủ cung cấp một dịch vụ hoặc sản phẩm mà ngành công nghiệp tư nhân sẽ đảm nhận tốt hơn.

2. “Chen lấn tín dụng” ở Việt Nam

Ngày 06/5/2012, trong bài “Doanh nghiệp thực sự muốn gì từ Chính phủ?” của Báo Dân trí cũng đã đề cập đến vấn đề “chen lấn tín dụng”:

“Với việc phát hành trái phiếu và tín phiếu hiện nay, theo VCCI, giải pháp này cung cấp một đầu ra an toàn cho các ngân hàng thương mại nhưng lại làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu vốn của doanh nghiệp và không giúp làm cho lãi suất giảm một cách tương ứng với tốc độ giảm của lạm phát. Vì vậy, cơ quan này đề nghị nên hạn chế phát hành nợ của Chính phủ để giảm sự chèn lấn đối với nợ của khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình

(nguồn: http://dantri.com.vn/c76/s76-592764/doanh-nghiep-thuc-su-muon-gi-tu-chinh-phu.htm”)


Thực ra, trong nhưng năm vừa qua các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam - khu vực kinh tế năng động đã giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động không chỉ bị “chen lấn tín dụng” từ bội chi ngân sách hàng năm luôn khoảng từ 5 đến 6% GDP buộc chính Chính phủ phải vay mượn từ trong nước thông qua phát hành trái phiếu, tín phiếu và vay ngân hàng (in tiền) mà còn từ các doanh nghiệp nhà nước thông qua tái cấp vốn từ ngân sách nhà nước, ưu đãi cho vay vốn của ngân hàng trong nước và bảo lãnh của nhà nước để vay vốn nước ngoài. Ngoài ra, một lượng vốn đáng kể  đã bị “chen lấn” bởi việc bùng nổ đầu tư bất động sản ồ ạt trong những năm vừa qua. Do bị chen lấn tín dụng như vậy nên doanh nghiệp tư nhân luôn bị đói vốn và phải chấp nhận vay vốn với lãi suất quá cao, có thời điểm lên tới 20 – 22%. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng phá sản hàng loạt của các doanh nghiệp tư nhân hiện nay.

3. Nguồn tham khảo
         



 Phát hành trái phiếu, tín phiếu Chính phủ


 Vay ngân hàng (In tiền)
          ….xxx….

 Nợ nước ngoài
Nợ công so với GDP

Lạm phát
           
+ 12 tập đoàn nhà Nước nợ hơn 218 nghìn tỷ đồng
Bốn tập đoàn nợ lớn nhất là: PetroVietnam nợ 72.300 tỷ, EVN nợ 62.800 tỷ , Vinacomin nợ 20.500 tỷ và Vinashin nợ 19.600 tỷ
Nguồn: http://vef.vn/2012-05-30-12-tap-doan-nha-nuoc-no-hon-218-nghin-ty-dong

+ “Thông tin mới nhất từ NHNN cho thấy nợ xấu của hệ thống ngân hàng tính đến cuối tháng 3/2012 là hơn 202,000 tỷ đồng, chiếm 8.6% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản tính đến cuối tháng 5/2012 là khoảng 197,000 tỷ đồng. Nợ xấu cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản vào khoảng 12,000 tỷ đồng, chiếm khoảng 6.5% dư nợ của mảng này.” Nguồn:  http://vef.vn/2012-06-20-moi-thang-no-xau-tang-8-6-

+ Lãi suất tăng kịch trần ngân hàng vẫn lo thiếu vốn
 Hai tuần sau quyết định tăng lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng thương mại (NHTM) đã đồng loạt tăng lãi suất huy động lên kịch trần cho phép, 10,5%. Một mặt bằng lãi suất mới đã hình thành nhưng các ngân hàng vẫn chưa thoát khỏi nỗi lo thiếu vốn.

+ Lãi suất vượt trần: Không thèm tố cáo
Hiện vẫn còn những ngân hàng huy động lãi suất vượt trần. Tuy nhiên, khác với trước đây, các ngân hàng hiện cũng không ai thèm quan tâm, tố cáo việc thỏa thuận lãi suất của các ngân hàng nhỏ. Đó cũng là cái cách làm ngơ để ngân hàng nhỏ qua cơn hoạn nạn.
Cuối tuần, ngân hang G trên đường Kim Mã đã đồng ý nhận tiền gửi 1 tỷ đồng của chị Thắm làm việc ở Núi Trúc với lãi suất lên đến 17%.

 + “Đến cuối tháng 3/2012, trong hơn 1 triệu khách hàng của 57 TCTD được khảo sát, có 10.782 khách hàng có hệ số nợ/vốn chủ sở hữu từ 3 lần trở lên” Nguồn” http://buildviet.info/doi-thoai/d2055n5753/hon-10700-khach-hang-co-no-gap-tren-3-lan-von-chu-so-huu.htmrss

+ Hàng tồn chất cao như núi!        
 “Khách hàng đặt cọc rồi vẫn bỏ. Đua khuyến mãi, tăng hoa hồng vẫn không bán được hàng. Nhiều loại nguyên liệu như vải may mặc, đường, phân bón... đang chịu cảnh ế ẩm, “nằm ngủ” trong kho. Thậm chí có mặt hàng đến thời điểm này lượng tồn kho lên đến hàng trăm ngàn tấn.”
+ Số lượng doanh nghiệp phá sản tăng bất thường
 (ĐĐK) Tổng Cục thuế cho biết, từ đầu năm đến nay cả nước có gần 49.000 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động, chờ phá sản (tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó hai đầu tàu về kinh tế là Hà Nội có 3.000 doanh nghiệp, TP.Hồ Chí Minh trên 1.600 doanh nghiệp.

Kỳ sau: CPI âm – Nền kinh tế bị “tiểu đường”









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét