CPI âm và nền kinh tế bị “tiểu đường”



CPI là gì?
Theo kiwipedia.org: Chỉ số giá tiêu dùng (được viết tắt là CPI - Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.
Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát.
Phương pháp tính Chỉ số giá tiêu dùng CPI
Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng người ta tính số bình quân gia quyền theo công thức Laspeyres của giá cả của kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở.
Để làm được điều đó phải tiến hành như sau:
1. Cố định giỏ hàng hóa: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.
2. Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời điểm.
3. Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.
4. Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng công thức sau:
CPI(thời kì t) = 100 x(Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t) : (Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở)
Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm tùy ở từng nước.
Nếu muốn tính chỉ số lạm phát của một thời kỳ, người ta áp dụng công thức sau:
Chỉ số lạm phát thời kỳ T = (CPI thời kỳ T - CPI thời kỳ T-1) : CPI thời kỳ T-1
Trên thực tế người ta có thể xác định quyền số trong tính toán Chỉ số giá tiêu dùng CPI bằng cách điều tra để tính toán tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng hoá, dịch vụ so với tổng giá trị chi tiêu. Sau đó quyền số này được dùng để tính chỉ số giá tiêu dùng cho các thời kỳ sau. Chỉ số giá tiêu dùng CPI thường được tính hàng tháng và hàng năm.

1. Dữ kiện:
CPI lần đầu ở mức âm sau 38 tháng.
Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước giảm 0,26% trong tháng 6. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 3/2009, CPI có mức âm.

 (http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/06/cpi-lan-dau-o-muc-am-sau-38-thang/)

          2. CPI âm nhưng lạm phát vẫn chưa được loại trừ
Nếu tính CPI tháng này so với tháng trước đó thì CPI tháng 6/2012 so với tháng 5/2012 âm 0,26%  còn nếu tính CPI theo năm thì từ đầu năm đến nay mức độ tăng CPI theo năm giảm dần từ 17,23% (tháng giêng) và đến tháng 6 vẫn còn là 6,45%. Hay nói cách khác giá cả tiêu dùng của tháng 6/2012 vẫn đắt hơn so với tháng 6/2011 (năm lạm phát phi mã) là 6,45%. Và như vậy tình hình lạm phát vẫn chưa được loại trừ.


3. Giá cả giảm là do sức mua kiệt quệ
Vẫn theo bài báo trên cho thấy chi tiết tính CPI như sau:
- Mặt hàng ăn uống với tỷ trọng chiếm 40% giảm 0,23% trong đó lương thực giảm 0,78%, thực phẩm giảm 0,31%. Đây là những mặt hàng mấy năm gần đây hầu như không tăng và như vậy những người nông dân vẫn tiếp tục là lực lượng cách mạng đông đảo xung kích trên mặt trận chống lạm phát (VFA chưa cho xuất khẩu nên giá lúa tươi đồng bằng sông Cửu Long luôn khoảng 4000đ/kg dưới giá thành sản phẩm). Mặc dầu giá nguyên liệu giảm nhưng giá nhà hàng lại tăng 0,6% điều này cho thấy số khách hàng giảm làm tăng giá thành của các nhà hàng.
- Giá nhà ở giảm 1,21%, Vật liệu xây dựng (VLXD) giảm 1,64%. Sau khi xiết chặt tín dụng theo Nghị quyết 11 làm giảm giá bất động sản (BĐS), giảm nhu cầu, VLXD giảm giá tăng tồn kho VLXD và do đó đình trệ hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất VLXD sử dụng nhiều lao động  như xi măng, sắt thép... Mặt khác, khả năng mua nhà của người lao động là rất ít nên việc giảm giá BĐS là hầu như không có ý nghĩa về mặt tiêu dùng.
- Giày dép, quần áo là những mặt hàng tiêu dùng công nghiệp lại tăng 0,64%. Điều này cho thấy năng xuất lao động chưa được cải thiện cùng với lãi suất vốn cao trong thời gian vừa qua và sức cầu giảm làm sản xuất càng bị thu hẹp.
- Trong điều kiện mức thu nhập của người lao động giảm suốt vì hàng loạt doanh nghiệp phá sản thì nhu cầu về đời sống tinh thần buộc phải hạn chế đầu tiên nên dịch vụ văn hóa giải trí giảm 0,27% là lẻ đương nhiên.

4. Nền kinh tế bị “tiểu đường”
Khái quát bức tranh kinh tế hiện nay, ngân hàng ôm cục nợ xấu ngày càng tăng với đống tài sản thế chấp là BĐS bị đóng băng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì trước mặt là nợ ngân hàng đáo hạn chưa trả được và sau lưng là đống hàng tồn kho trong một thị trường sức mua bị kiệt quệ. Mặc dù gần đây lãi suất ngân hàng liên tục giảm nhưng khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp là rất hạn chế bởi việc phải lo trả nợ cũ đáo hạn và trong tình trạng đình trệ sản xuất thì việc ngân hàng cho các doanh nghiệp tiếp tục vay vốn tổ chức kinh doanh là hết sức khó khăn bởi tính rủi ro cao. Mặt khác khi sản xuất đình trệ thì nhập khẩu giảm suốt và nhu cầu sử dụng usd vào kinh doanh bị hạn chế là lẻ đương nhiên. Điều này lý giải vì sao usd không tăng giá trong thời gian vừa qua.
Như vậy, nền kinh tế hiện nay đang như người bị bệnh tiểu đường, cơ thể luôn đói đường do không hấp thụ được trong khi đường vẫn dư trong máu.

Nguồn tham khảo
ngày 05/10/2011
Cản trở từ lãi suất cao
“Cho đến thời điểm này, ngoài những nguyên nhân khách quan khiến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gặp khó khăn thì nguyên nhân từ lãi suất cao vẫn là lý do chính. Tuyên bố nới lỏng tín dụng với lãi suất thấp hơn từ đầu tháng 9 của Ngân hàng Nhà nước tới nay vẫn chưa có kết quả. Trên thực tế chưa một doanh nghiệp bình thường nào vay được ngân hàng với lãi suất 19% chưa nói đến 17% như quy định. Hiện, theo khảo sát của Dân Việt lãi suất cho vay được thông báo là 21.5%/năm.”

“Theo tính toán sơ bộ, trong số 49.000 doanh nghiệp đã đóng cửa, nếu mỗi doanh nghiệp có bình quân 10 lao động thì gần nửa triệu lao động đã mất việc từ đầu năm đến nay”.

Kinh tế VN rơi vào giảm phát: Doanh nghiệp tắc thở vì hàng tồn kho

Nỗ lực nhưng khó hiệu quả
Ông Đỗ Long nhấn mạnh, hơn 20 năm qua, công ty nhiều lúc gặp khó khăn nhưng chỉ là thiết bị, máy móc, con người quản lý, thay đổi nguồn lực, khuôn mẫu, đàm phán giá cả, thị trường, lỗ do quản lý kém, mất cắp… Nói chung là “sờ mó” được, xử lý suôn sẻ vì tỉ trọng đồng vốn tự có và vốn vay đều nằm trong vòng kiểm soát. Nhưng chỉ qua chu kỳ 1 - 2 năm gần đây (2010, 2011) thì mọi việc đổi khác. Cũng thị trường, con người, thiết bị, nguyên liệu đó nhưng diễn biến của phần vốn tự có bị thâm hụt sâu do phần vốn vay cộng lãi suất cao ngất trời đã nuốt chửng dần vốn, lợi nhuận và phần tích lũy. Đáng sợ hơn là dù các công ty đã gia tăng khuyến mãi, tăng chiết khấu bán ra nhưng sức mua vẫn cứ giảm.
Bươn chải là chuyện tất yếu, nỗ lực là tất yếu... Các DN đã và đang làm hết những gì có thể làm được như tiết giảm chi phí, nâng cao năng suất, cải tiến mẫu mã... nhưng dường như mọi nỗ lực đó vẫn không hiệu quả. Sản phẩm vẫn cứ nằm trong kho ngày càng nhiều hơn khi sức mua yếu dần.

Thêm 4.100 doanh nghiệp đóng cửa trong tháng 5

Thứ 5, 07/06/2012,
4 tháng đầu năm đã có trên 17.700 doanh nghiệp làm các thủ tục giải thể và ngừng hoạt động, tăng 9,5% so với cùng kỳ và cập nhật đến 31/5 đã có 21.800 DN thuộc diện khó khăn này.
Với câu hỏi đề nghị đánh giá về liều lượng của gói hỗ trợ 29.000 tỷ đồng mới đây, Bộ trưởng nhấn mạnh rằng đây không phải là gói cứu trợ mà chỉ là những chính sách miễn, hoãn, giảm thuế thôi. "Nhưng cái đó rõ ràng có tác động tới một số doanh nghiệp, những doanh nghiệp không có doanh thu thì lấy đâu mà giảm mà miễn. Song chủ yếu mới ở mức độ hỗ trợ một phần thôi chứ không phải tháo gỡ khó khăn. Cái doanh nghiệp cần lúc này chính là hỗ trợ nguồn vốn".

Lãi suất giảm, doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay

(Dân trí) - Hàng loạt ngân hàng công bố giảm lãi suất cho vay với các mức lãi suất khá hấp dẫn, nhưng trên thực tế, doanh nghiệp vẫn khó vay. Nếu vay được, họ phải chịu mức lãi suất cao kèm điều kiện vay vốn ngặt nghèo.



 









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét