Tái cơ cấu GDP

Bài trước: Kinh tế học hài hước (http://hoathanhques.blogspot.com/2012/07/kinh-te-hoc-hai-huoc.html)

Chỉ tiêu GDP ngày nay được nhắc đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong các báo cáo thành tích cuối năm của Chính phủ và của cả các chính quyền địa phương. Bởi lẻ, GDP đang được xem là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của địa phương và của cả nước. Sự tăng trưởng GDP có phải lúc nào cũng là chỉ số phản ánh sự phát triển kinh tế thực sự của đất nước và của các địa phương hay không?
Trước hết ta tìm hiểu GDP là gì? Và Cơ cấu của GDP gồm những gì?
GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, nó còn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội.
Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia được tính theo công thức:
GDP=C+G+I+NX


Qua cách tính (hay có thể gọi là cơ cấu) của GDP như trên ta có những nhận xét như sau:
 I – Tổng đầu tư:
 Trong những năm vừa qua, tăng trưởng kinh tế của nước ta có sự góp phần đang kể của “Tổng đầu tư” với  “tỷ trọng vốn đầu tư trên GDP liên tục gia tăng, năm 1990 đạt 17,3%, hiện nay khoảng 40-45%. Trong 10 năm 1996-06 tổng vốn đầu tư xã hội tăng trung bình 12,7%/năm, trong đó giai đoạn 1996-2000 tăng 12,4%, giai đoạn 2001-05 tăng 13%. So với các nước trong khu vực và các nước đang phát triển trên thế giới VN được xếp vào loại nước có tỷ trọng vốn đầu tư trên GDP cao. Tuy nhiên ngược với sự gia tăng tổng đầu tư gia tăng thì hiệu quả đầu tư của nước ta lại giảm dần. Hệ số ICOR năm 2005 là 4,6, năm 2006: 5,01. Hiện nay dao động trong khoảng 4,5 đến 5,3, cao hơn so với các nước trong khu vực (Philippines: 2,3; Indonesia: 2,8; Thái Lan: 3,6). Nguyên nhân chủ yếu là do đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm; tình trạng thất thoát, lãng phí trong sử dụng vốn nhà nước vẫn còn xảy ra”. Nhưng cả những đồng vốn bị THẤT THOÁT, LÃNG PHÍ vẫn là những “giá trị” làm tăng trưởng GDP  và cho ta “CẢM GIÁC” kinh tế đang phát triển (hề hề..)
G – Chi tiêu của chính phủ
Mọi đồng chi tiêu của chính phủ đều góp vào GDP và như vậy với bộ máy nhà nước cồng kềnh, biên chế phình to với chính sách tài khóa “cởi mở”, thậm chí cả những khoản thất thoát, lãng phí (nếu có, hề hề) trong chi tiêu của chính phủ (G) luôn là yếu tố tạo gia tăng GDP. Như vậy mọi “giá trị” trong G đều góp phần tạo GDP nhưng không phải tất cả đều tạo nên sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
C – Chi tiêu của hộ gia đình
Cùng với sự gia tăng của GDP và gia tăng tỷ trọng của chi tiêu của hộ gia đình (C) trong GDP thì khi đó sự tăng trưởng kinh tế mới thực sự nâng cao mức sống của nhân dân nếu:
+  Đời sống xã hội lành mạnh văn minh
+ Hạn chế sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội vì “nếu 1 người ăn 99 con gà và 99 người ăn 1 con gà thì bình quân mỗi người vẫn là ăn 1 con gà”.

Qua phân tích trên cho thấy chỉ số tăng trưởng của GDP có phản ánh sự phát triển kinh tế và có góp phần nâng cao đời sống của nhân dân hay không, nó còn tùy thuộc vào CƠ CẤU và chất lượng của từng yếu tố của GDP. Như vậy để phát triển bền vững, chúng ta không thể không thay đổi cách tính GDP (tính theo "cung" sang "cầu") và còn phải tính đến câu chuyện “tái cơ cấu GDP)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét