Ca dao phố cổ Việt Nam


Khi nói đến ca dao người ta thường nghĩ ngay đến những hình ảnh gắn liền với đời sống làng quê : cây đa, bến nước, sân đình…vốn là biểu tượng của văn hóa nông thôn Việt Nam (http://hoathanhques.blogspot.com/2012/07/lang-que-xua-o-ong-bang-bac-bo.html)
 Thực ra, ca dao luôn là tiếng nói của người dân gắn liền với cuộc sống lao động của họ,  không chỉ của những người nông dân ở làng quê mà nó cũng còn phản ảnh cuộc sống của người dân trong môi trường văn hóa đô thị xưa. 
Phố Kỳ Lừa xưa, một trung tâm buôn bán sầm uất nơi cực bắc của Tổ quốc được người dân nơi đây tư hào giới thiệu cảnh vật quê hương mình qua những vần điệu ca dao:
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công Bác mẹ sinh thành ra em.
Phố Kỳ Lừa năm 1885

          Thăng Long ngày xưa, nhân dân quen gọi là Kinh kỳ “thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến” với lối sống thanh lịch – một biểu tượng của văn hóa đô thị cổ Việt Nam, là nguồn cảm hứng sáng tạo nên những câu ca dao:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không lịch sự cũng người Tràng An
*******
Chẳng thanh cũng thể hoa mai
Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh


Nét thanh lịch người Tràng An

Nếu ca dao của người dân xưa nơi đồng quê phản ánh cuộc sống lao động đồng áng luôn gắn liền với phong cảnh thiên nhiên khoáng đạt thì ca dao của những thị dân lại phản ánh cuộc sống buôn bán nhộn nhịp của những phố phường. Đây cũng là nét khu biệt lối sống đô thị và lối sống nông thôn đã được phản ánh sâu đậm và sinh động trong các câu ca dao xưa. 
Thăng Long - Hà Nội với ba mươi sáu phố phường, đông vui nhộn nhịp – mang đặc trưng của những làng nghề truyền thống vốn là một yếu tố làm nên nét văn hóa riêng của các đô thị cổ Việt được phản ánh trong ca dao một cách sinh động:
Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai
Hàng Buồm, hàng Thiết, hàng Hài, hàng Khay…
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẫn ngơ
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền…


Phố cổ Hà Nội 

Và đây, cố đô Huế  với những chợ buôn bán sầm uất mang nét văn hóa của xứ thần kinh:
Chợ Dinh bán áo con trai
Triều Sơn bán nín, Mậu Tài bán kim.
*********
Lụa nầy thật lụa cố đô
Chính tông lụa cống, các cô hay dùng.


Phố cổ Bảo Vinh - Huế

Như vậy, cho ta thấy ngoài những giá trị văn hóa vật thể còn có những giá trị văn hóa phi vật thể phong phú của những đô thị cổ trong kho tàng ca dao Việt Nam mà chúng ta cần khai thác và bảo tồn. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét