Rent-seeking: Trục lợi tô kinh tế

ByGia Cát Phiếm

21-8-2012 (VF) — “Rent-seeking” là khái niệm phổ biến của kinh tế học. VF gọi là “tô” là mượn chữ dịch từ Tư bản luận của Karl Marx. Tuy vậy, rent-seeking mang ý nghĩa nặng hơn chữ “tô kinh tế” nói ra như một khái niệm kinh tế thông thường.
Trục lợi tô kinh tế là hiện tượng một hãng, tổ chức hay cá nhân (nhóm) sử dụng nguồn lực của họ để kiếm chác lợi ích kinh tế từ người khác mà không đem lại giá trị gì cho xã hội thông qua việc tạo ra của cải, hay phúc lợi chung.
Investopedia còn giải thích kỹ hơn hiện tượng ‘Rent-Seeking’ qua ví dụ khi một công ty vận động, o bế chính phủ để được trợ cấp nguồn vốn, được trao đặc quyền kinh tế hoặc được bảo vệ bằng hàng rào thuế quan… Những hoạt động dạng này chẳng tạo gì lợi ích cho xã hội, mà chỉ giành giật nguồn tài lực từ những người dân đóng thuế cho các nhóm lợi ích đặc biệt (còn gọi tắt là “nhóm lợi ích”).
Còn theo đánh giá, mô tả bản chất ‘trục lợi tô kinh tế’ của Wikipedia thì đây là những hành vi có tính chất phá hoại và hủy diệt sức mạnh kinh tế về lâu dài.
Rent-seeking là hiện tượng nguy hại cho xã hội, do đó được các kinh tế gia lừng danh đặc biệt quan tâm. Một trong những tác phẩm quan trọng là của nhà kinh tế lừng danh Krueger viết năm 1974 “The political economy of rent-seeking society,” đăng trên tạp chí danh tiếng The American Economic Review. Tới năm 1993, các tác giả lừng lẫy khác là Murphy, Shleifer và Vishny lại có tác phẩm đáng chú ý nữa về hiện tượng này có tên “Vì sao rent seeking lại là cái giá quá đắt xã hội phải trả” (Why is rent-seeking so costly to society) đăng trên cùng tạp chí với Krueger.

 http://www.vietfin.net/rent-seeking-truc-loi-to-kinh-te/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét