Văn
hoá của vùng “trung tâm trời đất, nơi tụ hội của bốn phương, nơi mưu
nghiệp lớn... cho muôn đời con cháu” là “lắng hồn núi sông ngàn năm” để
thành nội lực cất lên bản lĩnh của văn hoá Thăng Long - Hà Nội.
Bên thềm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (1010 - 2010), nhìn lại
qua trình tiếp xúc, giao lưu kinh tế, văn hoá của Thăng Long - Hà Nội,
chúng tôi nhân thấy:
1.
Tiếp xúc giao lưu kinh tế, văn hoá là thuộc tính, là một quá trình lịch
sử - tự nhiên của Thăng Long - Hà Nội. Thủ đô của quốc gia nào cũng đều
có điều kiện và thực tế trở thành là trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hóa của quốc gia. Tuy nhiên, do những điều kiện tự nhiên, lịch sử cụ thể
mà không phải thành phố nào trong cả nước, thủ đô nào của các quốc gia
cũng có quá trình tiếp xúc tụ hội văn hoá lâu dài, đa dạng, trực tiếp
như Thăng Long - Hà Nội.
Bản
thân đất nước Việt Nam - ngã tư đường của các cư dân và các nền văn
minh, mà “Thăng Long - Hà Nội là tiêu điểm, là điển hình”1.
Tiếp xúc và chọn lọc văn hoá là một thuộc tính của quá trình lịch sử -
tự nhiên của văn hoá Việt Nam - Thăng Long - Hà Nội. Trong quá trình đó,
Thăng Long - Hà Nội là đầu mối, là trung tâm tiếp xúc giao lưu - tiếp
xúc văn hoá. Không nắm được điều này, không hiểu văn hoá Thăng Long - Hà
Nội.
Trung
tâm nào cũng có điểm này chứ không riêng gì Thăng Long - Hà Nội! Nhưng
hẳn ít có một thủ đô nào, một trung tâm nào trên thế giới, hoàn cảnh,
điều kiện, quá trình, nội dung và phương thức tiếp xúc với bên ngoài
(trong nước và quốc tế) giống như Thăng Long - Hà Nội.
Trước
hết, trước khi là một kinh đô của một quốc gia độc lập, là trấn trị, là
trung tâm của các thế lực thực dân phương Bắc gần 1000 năm. Từ thế kỷ X
trở đi, đan xen giữa kỷ nguyên độc lập tự chủ, Thăng Long lại bị 20 năm
Minh thuộc 1407 - 1427, rồi là trung tâm của chính quyền bảo hộ Pháp
không chỉ ở miền Bắc mà còn của cả Đông Dương 1888 đến 1945, rồi tiếp bị
tạm chiếm 1947 - 1954.
Thứ
hai, trong suốt lịch sử tiếp xúc đó, so với các đối tượng tiếp xúc
chính, thường xuyên hơn cả là phương Bắc (Trung Hoa), phương Tây (Pháp,
rồi Mỹ, Nga..) Thăng Long - Hà Nội luôn là một kinh đô, thủ đô của một
nước nghèo, xuất phát điểm - hay nền tảng kinh tế thấp, chậm phát triển
hơn về kinh tế, công nghệ, kỹ thuật.2
Thứ
ba, so với trong nước, đầu tiên và thường xuyên là trong khu vực địa lý
tự nhiên. (Thủ đô tự nhiên của châu thổ Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ) Thăng
Long - Hà Nội trong trường kỳ lịch sử lại luôn luôn là khu vực có điểm
xuất phát và phát triển hơn về kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo...
Cả
ba khía cạnh cơ bản, quyết định ấy, khiến cho về mặt bằng tiếp xúc -
giao lưu, Thăng Long - Hà Nội như một “vùng trũng”, miền trũng” để
“dòng” kinh tế, văn hoá bên ngoài chảy, rót, hội tụ vào, tự nhiên như
nhiên. Trước môt một nền văn minh kỹ thuật cao hơn, phát triển hơn, lại
hiện hình thành áp lực trực tiếp của bộ máy nhà nước(chính quyền, quân
đội, cảnh sát, toà án, pháp luật, nhà tù, bạo lực...).Thăng Long - Hà
Nội, dù là cưỡng bức hay tự nguyện đều không thể không chấp nhận.
Khi
xuất phát từ những miền quê nghèo đói, điểm xuất phát thấp hơn, rồi tìm
đến Thăng Long - Hà Nội để kiếm sống, trở thành dân kinh thành, dân Thủ
đô, người Thăng Long - Hà Nội không thể không nhận chính những người
thân, họ hàng, anh em đến đồng bào của mình cũng tìm đến Thăng Long - Hà
Nội với mục đích như chính mình.Và, khi Thăng Long - Hà Nội bị thiên
tai, chiến tranh, “thuỷ - hoả - đạo - tặc” những xung động mạnh mẽ của
kinh tế - chính trị - xã hội, người của/ từ Thăng Long - Hà Nội lại tìm
về những miền quê. Cả nước với (đến, vì) Thăng Long - Hà Nội và ngược
lại, là lẽ thường tình. Như vậy, văn hoá Thăng Long - Hà Nội là không
chối từ, và không thể chối từ. Là thuộc tính cũng có nghĩa là không có
một hoàn cảnh gì, trở lực gì, có thể cản trở được quá trình tiếp xúc và
giao lưu đó.
Thăng
Long - Hà Nội - Việt Nam đã từng bị áp đặt bằng ách đô hộ thực dân trực
tiếp của các chính quyền phương Bắc,hoặc của Thực dân Pháp, phong toả,
tàn phá bằng bom đạn ác liệt những năm chiến tranh phá hoại 65 - 73, của
không lực Hoa Kỳ - hùng mạnh nhất về tiềm lực kinh tế - quân sự, hay
bằng chính sách bao vây, cấm vận kinh tế của các thế lực thù địch quốc
tế và khu vực nửa cuối những năm 70 thế kỷ XX đến trước đổi mới. Thăng
Long - Hà Nội cũng đã từng bị chính chính quyền phong kiến xây thành,
đắp luỹ, lập đồn luỹ, trạm gác để kiểm tra, bằng các điều luật, chỉ dụ,
sắc lệnh này sắc lệnh khác để hạn chế, câu thúc từ ra,vào của người dân,
nhập cư, di cư, nhập hàng hoá, buôn bán, trao đổi sản phẩm, thông
tin.... không phải chỉ một đời, một thời.3.
Dù
nhất thời có thể bao vây bằng thành luỹ, bằng chính sách phong toả cấm
vận hay bằng kiểm tra, kiểm soát,... cường độ, quy mô, nội dung và
phương diện tiếp xúc kinh tế, văn hoá của Thăng Long - Hà Nội có thể lúc
này lúc khác bị giảm bớt, hạn chế chứ đã không cắt, triệt được dòng
chảy tự nhiên liên tục của quá trình tiếp xúc giao lưu kinh tế, văn hoá
của Thăng Long - Hà Nội với bên ngoài.
Trong
suốt quá trình lịch sử, Thăng Long - Hà Nội không xa lạ với các miền
quê hương nước Việt Nam, với thế giới. Khái niệm “thế giới” đối với
người Thăng Long – Hà Nội không phải là bất biến mà có sự vận động và
liên tục mở ra, rộng hơn, sâu hơn. Cùng với thời gian, biên độ và quy mô
tiêp xúc với văn minh văn hoá của Thăng Long - Hà Nội với cả nước, khu
vực, thế giới càng mở rộng, tăng cường. Về bản chất, Thăng Long - Hà Nội
là thành phố mở.
2.
Giao lưu và tiếp xúc kinh tế - văn hoá của nhân dân là nhu cầu tự thân,
là nền tảng, nội dung cơ bản, trực tiếp, thường xuyên, bền bỉ, đa dạng
của tiếp xúc giao lưu kinh tế - văn hoá của Thăng Long - Hà Nội. Là Kinh
đô, Thủ đô - trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế - văn hoá lâu
đời của một quốc gia thường xuyên liên tục - làm thành định tính lớn
nhất, bao trùm. Thăng Long - Hà Nơi thể hiện trực tiếp nhất, rõ rệt nhất
hai luồng (hay cách) tiếp xúc giao lưu kinh tế, văn hoá : Nhà nước -
quan phương - chính thống (từ trên xuống) và dân gian - phi chính thống
(từ dưới lên). Luồng dân gian - hay cụ thể hơn là những tiếp xúc, tiếp
nhận và chon lọc kinh tế, văn hoá được thực hiện bởi những người dân,
nhân dân lao động. Luồng quan phương được thực hiện thông qua những cơ
quan, bộ phân chức năng của chính quyền nhà nước các cấp (từ trung ương
đến đại phương).
Định
hướng thường xuyên, thường trực của tiếp xúc giao lưu văn hoá xuất phát
từ tổng thể những nhu cầu của lẽ sinh tồn, phat triển của mỗi cộng đồng
từ nhỏ nhất là gia đình, nhóm, tập đoàn, tộc người... đến khu vực và
quốc gia dân tộc. Cái cao nhất và bình dị nhất của văn hoá cũng xuất
phát và được quy định từ lẽ đó.Cả hai luông dân gian và chính thống, xét
về bản chất đều xuất phát và bị quy định từ nhu cầu,định hướng này.
Lịch
sử tiếp xúc giao lưu kinh tế văn hoá của Thăng Long - Hà Nội cho thấy:
Hai luồng (hay hai cách tiếp xúc) này có những nét khác nhau không phải
khi nào cũng tương đồng, thậm chí có lúc ngược chiều nhau, cả về nội
dung, quy mô,cường độ, cấp độ tiếp xúc giao lưu, khả năng thẩm thấu, lọc
chọn với văn hoá bên ngoài.
Tuy
gắn liền với định hướng bao trùm này nhưng dân gian - lại chính là
những gia đình, con người cụ thể, định hướng đó cuối cùng lại hoá thành
trực tiếp, cụ thể, sát sườn này mà dễ dẫn đến cục bộ, đến mức coi như
không thành định hướng nữa thành ra - nếu xét về phương diện quản lý,
luồng dân gian được coi như là thiếu tính định hướng, khả năng tự kiểm
tra kiểm soát.
Về
mặt kinh tế, trước Đổi mới, với cả nước nói chung, với Thăng Long - Hà
Nội nói riêng cái thường xuyên phổ biến nhất, “hằng số” lớn nhất là
nghèo đói. Thăng Long – Hà Nội là kinh đô, thủ đô của một quốc gia,
nhưng trước hết, và thường xuyên là kinh đô của một nước nghèo. Do vậy,
người dân Việt Nam, người dân Thăng Long - Hà Nội nhận trước hết là nhận
những thứ trực tiếp mưu cầu cho cơm ăn, áo mặc,... Nếu không chối từ -
là một đặc tính của quá trình tiếp xúc giao lưu văn hoá, tiếp nhận văn
minh của Việt Nam, Thăng Long - Hà Nội, thì luồng tiếp xúc từ nhu cầu
kinh tế xã hội, vì lẽ sinh tồn của mỗi con người, đến của cả cộng đồng
là thể hiện cụ thể, rõ rệt hơn4.
Khi
hai dòng, hai phương bậc tiếp xúc này - vì những lý do, hoàn cảnh cụ
thể khác nhau, ngược chiều nhau, thì từ phía dân gian, dòng chảy giao
lưu tiếp xúc kinh tế văn hoá nhất thời có thể bị kìm chế. Song về bản
chất, vì nảy sinh trực tiếp từ nhu cầu sinh tồn. nó vẫn tiếp tục, sẽ dẫn
đến tình trạng né tránh, hay tạo thành xung lực va đâp với dòng quan
phương.
Khi
hai dòng tiếp xúc này cùng chiều, cộng hưởng tạo thành dòng chảy mạnh
mẽ hơn, rộng lớn hơn. Nội dung, quy mô và cường độ hoạt động này tiếp
xúc giao lưu kinh tế văn hoá là biểu thị quan trọng của thế và lực và
sức đề kháng, sự lọc chọn của một chế độ chính trị, mỗi xã hội, trong
đó, dòng dân gian tiếp thêm động lực, sức sống, sự năng động, mềm dẻo,
linh hoạt cho dòng quan phương. Dòng giao lưu tiếp xúc văn hoá - từ phiá
dân gian Thăng Long - Hà Nội là thể hiện cụ thể, sinh động bản chất của
nguyên lý do dân, của dân, vì dân trong lịch sử.
3.
Sức sống, bản sắc và bản lĩnh văn hoá Thăng Long - Hà Nội được hình
thành, thể hiện, kết luyện trong và qua tiếp xúc, giao lưu. Liền, hữu
cơ, không chia cắt với không chối từ, đầu tiên là chấp nhận, là thâu
nhận, là hội tụ.
Chính
quá trình tiếp xúc, giao lưu kinh tế - văn hoá luôn chấp nhận, không
chối từ mà Thăng Long - Hà Nội luôn được bổ sung, tăng cường, tích gộp,
những yếu tố, thành tựu văn minh, kỹ thuật,... từ Tứ chiếng, Tứ trấn,
đến cả nước, đến khu vực đến thế giới (Phương Bắc, rồi Phương Tây), mà
làm cái nền cho văn hoá Thăng Long - Hà Nội. Nói cách khác, tiếp xúc,
giao lưu kinh tế văn hoá làm nên diện mạo của kinh tế - văn hoá Thăng
Long trong mọi thời điểm. Không có tiếp xúc giao lưu kinh tế văn hoá
không có Thăng Long - Hà Nội như đã và đang có.
Trong
chấp nhận, hội tụ, không đơn thuần chỉ có một chiều, một mặt (tốt, hay
tích cực, hay đúng, hay tinh hoa - như cách gọi, cách quan niệm siêu
hình, áp đặt) mà đúng nghiã, biện chứng là cả hai chiều, hai mặt của các
sự vật, hiện tượng, qua trình văn hoá. Vì thế, Thăng Long - Hà Nội ở
bất kỳ thời điểm nào, khi chẵn: 500 năm (năm 1510) rồi 600 (1710) qua
700 năm (1810), hay lẻ: 273, 274 năm - như khi Hưng Đạo Vương viết Hịch
Tướng sĩ), hay là 996, 997 năm - ngưỡng cửa của 1000 năm tuổi, Thăng
Long - Hà Nội vẫn luôn là tâm điểm của những điểm nổi trội nhất của mỗi
vùng miền, mỗi giai tầng cư dân, về Thăng Long - Hà Nội. Vì thế, Thăng
Long - Hà Nội trở nên đa sắc màu, đa dạng, phong phú vừa có nét phương
Đông, vừa mang nét châu Âu, vừa cổ kính vừa đương đại - hiện đại, vừa có
“làng trong phố”, “phố trong làng”...).
Khu
vực có tiếp xúc giao lưu kinh tế văn hoá với Thăng Long - Hà Nội thường
xuyên, sâu đậm (mà lâu nhất, thường xuyên nhất là nông dân Việt Bắc,
Bắc Trung bộ) luôn luôn là làng xã, là một xã hội tiểu nông, đông nhất
là nông dân làng xã người Việt. Làng xã nông dân, tiểu nông - hậu phương
thường xuyên, trực tiếp của trường kỳ lịch sử Thăng Long Hà Nội, có
quan hệ tự nhiên - lịch sử với Thăng Long - Hà Nội, nguồn cung cấp, bổ
sung nhân lực, tăng cường, thường xuyên về nhân lực, tài lực, vật lực
trong mối quan hệ hai chiều, vì thế dấu ấn làng xã tiểu nông không chỉ
hiện lên diện mạo đô thị Thăng Long, mà còn áp lực, đan quyện, ẩn tàng
trong lối sống, tư duy, vào cấu trúc kinh tế - văn hoá của Kinh thành,
Thủ đô, hoà tan chất quê vào chất Kẻ Chợ, vào đô thị - kinh đô - Thủ đô.
Quá
trình tiếp xúc giao lưu kinh tế văn hoá luôn bao hàm những khía cạnh
tiếp nhận những thứ thiếu, chưa có, không có, chưa biết, lạ, mới....
Mới, lạ, khác, chưa biết... không phải chỉ gồm một mặt là cái phát triển
cao, cái “tốt” mà còn cả bụi bặm, rác rưởi... làm nảy sinh và luôn luôn
nảy sinh - như một tất nhiên của quá trình tiếp xúc - mà qua con mắt
quản lý, cái chính thống là cái “dị”, “cái tà”, “quái”.
Điều
quan trọng hơn, quyết định hơn, văn hoá của Kinh đô Thăng Long, Thủ đô
Hà Nội không chỉ đơn thuần là tổng cộng giản đơn các yếu tố văn hoá các
địa phương, các khu vực, thế giới. Thăng Long đến thế kỷ XIX không phải
là tổng cộng dù đó là tất cả nét trội của tứ trấn Đông, Nam, Đoài,
Bắc... Hà Nội của thế kỷ cuối XX đầu XXI càng không phải là phép cộng
ghép các tỉnh, thành trong cả nước.
Biện
chứng tiếp xúc của quá trình giao lưu - tiếp xúc kinh tế, văn hoá của
trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá Thăng Long - Hà Nội là lọc chọn,
kết tinh, thăng hoa. Chính yếu tố này, quá trình này góp phần quyết
định hình thành tố chất văn hoá,sức sống, vận động, phát triển không
ngừng, làm nên sự trường tồn, nên bản sắc, bản lĩnh văn hoá Thăng Long -
Hà Nội - Việt Nam.
Trong
điều kiện có chính quyền, một đất nước độc lập, tự chủ. Thế và lực càng
mạnh, nền tảng càng vững chắc thì họat động đối ngoại nhân dân càng
mạnh mẽ, tiếp xúc kinh tế - văn hoá của nhân dân với các địa phương, với
khu vực và thế giới càng rộng. Cần nắm bắt bản chất của các họat động
này. Mọi chính sách chủ trương về kinh tế - văn hoá - xã hội, không phù
hợp, trái quy luật, nhất thời có thể kìm hãm hay kích thích nó, song lâu
dài chỉ làm biến thái nó.
Với
các khía cạnh văn hoá của vấn đề, mọi biểu hiện ngăn, be, che chắn tiếp
xúc về hình thức tưởng như chủ động mà thực chất là bị động, là siêu
hình. Lịch sử tiếp xúc - giao lưu, lọc chọn văn hoá Thăng Long - Hà Nội.
lại cũng chỉ ra rằng : lọc chọn - kết tinh - thăng hoa - là một quá
trình (chứ không phải là nhất thời, là ngày một ngày hai), là tất yếu
dẫn đến canh tân - làm mới chính Thăng Long - Hà Nội. Phải đối đầu không
phải một ngày, hai ngày mà là hàng trăm năm với quân xâm lược, đô hộ
của các đế chế Trung Hoa, là trên nửa thế kỷ với quân Thực dân Pháp...
Người Việt Nam, tôi rèn và hình thành khẳng định lẽ sống - chân lý, bản
lĩnh sống của các thế hệ người Việt Nam - qua, từ Hà Nội.
Qua
tiếp xúc kinh tế, văn hoá mà thực chất hình thái diễn ra chủ yếu, lâu
dài của nó với Trung Hoa cổ, trung đại, Pháp thời cận - hiện đại là các
cuộc chiến tranh, là quá trình đô hộ (it nhất là 20 chục năm, vài chục
năm và đến hàng thế kỷ) đẫm máu, tàn khốc, và trực tiếp. Người Việt Nam,
Thăng Long - Hà Nội có dịp hiểu mình hơn,tự khám phá chính mình và tìm
hiểu, khám phá nền văn minh, văn hoá khác. Biết mình biết người hơn đã
là môt quá trình thử thách, chuốt rèn không đơn giản.
Không
phải ngẫu nhiên mà qua quá trình lâu dài đó, Người Việt Nam không chỉ
hiểu, thường xuyên hiểu “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”, rồi vang lên “Từ
Triệu Đinh Lý Trần dựng nền độc lập, cùng Hán. Đường, Tống, Nguyên...
mỗi bên làm chủ một phương“ là cõi bờ sông núi đã riêng, phong tục Bắc -
Nam cũng khác” như Nguyễn Trãi - thế kỷ XV mà còn hiểu những giá trị
phổ quát của nhân loại, khi trân trọng khẳng định mục tiêu độc lập - tự
do - hạnh phúc từ buổi dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hoá đến nay, và
khẳng định chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do” thì văn hoá đó
cũng hoà đồng với giá trị phổ quát, giá trị nhân loại “dân tộc độc lập,
dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc” (Tôn Trung Sơn - Trung Hoa) “Người
ta sinh ra có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc” (Tuyên
ngôn Độc lập Hoa Kỳ).
Tất
cả những điều đó, thể hiện cao nhất, cụ thể, sinh động thành hành động,
thành biểu tượng ở chính Thăng Long - Hà Nội. Tự thức sâu sắc và khúc
triết: “Thái bình tu trí lực, vạn cổ thử giang san (Cần gằng trí, lực
cho thái bình, để non nước này muôn năm) là tự thức trên đường tới Thăng
Long ngày khải hoàn (1285). Ấy mới rõ đem đại nghia để thắng hung tàn,
lấy chí nhân mà thay cường bạo, mở nền thái bình muôn thuở, và khát vọng
xây hoà hiếu, tắt ngọn lửa chiến tranh, thoả lòng hiếu sinh, mà chính ở
Thăng Long thế kỷ XV, người Việt Nam đã quyết định chọn cách thức chiến
tranh bằng việc “cổ kim chưa từng có” bằng hội thề Đông Quan (năm
1427). Và, cũng từ gần ngàn năm tiếp xúc, tiếp nhận giáo dục Nho hoc cả
quốc lập, tư thục...để lại từ Hà Nội khởi xướng Đông Kinh nghĩa thục
1907 - nhằm chấn hưng giáo dục, mở đường vươn tới thực học…
Văn
hoá của vùng “trung tâm trời đất, nơi tụ hội của bốn phương, nơi mưu
nghiệp lớn... cho muôn đời con cháu” là “lắng hồn núi sông ngàn năm” để
thành nội lực cất lên bản lĩnh của văn hoá Thăng Long - Hà Nội.
Chú thích:
1. Fukui. Institute of Sea studies. Kyoto Universty.1998.
2.
Tham khảo: Đỗ Quang Hưng, Tiếp xúc văn hoá Đông - Tây ở Việt Nam. Tạp
chí Xưa & Nay, sô 14, tr 20 - 252. Hà Văn Tấn, Quá trình hình thánh
và đặc điểm bản sắc văn hoá Việt Nam. trong Văn hoá và phát triển kinh
tế xã hội. H,1993. Nguyễn Bá Thành,Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn
học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H.2006....
3.
Xem trong các bộ sách: Ngô Sỹ Liên và sử thần triều Lê. Đại Việt sử ký
toàn thư. Bản dịch Nxb KHXH, H 1993. Ngô Gia văn phái. Hoàng Lê nhất
thống chí, Bản dịch, Nxb KHXH, H.1990. Thơ văn Vũ Tông Phan. Nxb Hà Nội,
2005...
4. Tham khảo Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo. Làng nghề, phố nghề, Thăng Long - Hà Nội. Nxb Hà Nội 2000, Philip Papin. Histoire de Hanoi. Nxb Fayard. Paris.2001....
Nguồn: Hội thảo quốc tế VN học lần 3, ngày 4-7 tháng 12 năm 2008.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét