22-9-2012 (VF) – Các nhà tài trợ quốc tế đề xướng sản xuất rau hữu cơ
ở Việt Nam từ 2004, với vị trí tiên phong thuộc về Agricultural
Development Denmark Asia (ADDA). Ý tưởng này mau chóng nhận được hưởng
ứng từ các đối tác Việt Nam – bộ, ngành của Chính phủ; NGOs và hiệp hội,
doanh nghiệp xã hội, hộ nông dân, và cả người tiêu dùng. Tăng trưởng
lâu bền của rau hữu cơ là một dấu hỏi lớn bởi ngành kinh doanh này đã
không ra đời trên các nguyên tắc thị trường mà khởi đầu từ những khoản
hỗ trợ cả tài chính và kỹ thuật. Trần & Phạm (2012) thảo luận về
tính bền vững của chuỗi giá trị rau hữu cơ Việt Nam trên hai khía cạnh:
marketing và tài chính.
Người trồng rau hữu cơ vốn dĩ là các nông dân đã quen thuộc với
phương thức canh tác truyền thống trong nhiều năm. Việc chuyển dịch sang
sản xuất hữu cơ được thúc đẩy bằng nguồn lực tài chính và kỹ thuật do
các nhà tài trợ và tổ chức phát triển mang tới. Đồng thời, người nông
dân cũng được khích lệ với kỳ vọng cải thiện thu nhập từ các nông phẩm
hữu cơ. Nếu nguồn thu nhập tốt hơn từ nông phẩm hữu cơ quyết định tính
liên tục của ngành rau hữu cơ thì các khoản tài trợ/viện trợ lại quyết
định việc người nông dân có lựa chọn phương thức sản xuất hữu cơ hay
không.
Hầu như không tồn tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông phẩm hữu cơ
‘độc lập’ với chương trình và dự án phát triển. Giải thích và thuyết
phục người nông dân từ bỏ việc sử dụng các loại phân bón và thuốc trừ
sâu hóa chất có hiệu quả tức thì để chuyển sang các sản phẩm hài hòa
sinh thái và thân thiện môi trường là quá trình lâu dài, đòi hỏi nhiều
nỗ lực và kiên trì. Thêm nữa, để đạt tới quy mô sản xuất đủ lớn, các tổ
chức hỗ trợ sản xuất rau hữu cơ còn phải chinh phục một thách thức đáng
kể: tổ chức các hộ nông dân vốn quen với lao động tự do thành các tổ hay
hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ.
Cầu tiêu thụ rau hữu cơ vượt xa năng lực cung cấp mặc dù giá các sản
phẩm hữu cơ cao hơn sản phẩm thường từ 1,5 đến 3 lần. Người tiêu dùng
nông phẩm hữu cơ có thu nhập trung bình-cao, đặc biệt quan tâm tới vệ
sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia
đình ngay từ khâu lựa chọn thực phẩm. Các nỗ lực marketing, trong điều
kiện như vậy, không cần quá nỗ lực cho mục tiêu bán thật nhiều sản phẩm,
mà thay vào đó là cung cấp các nhóm khách hàng mục tiêu kiến thức và
hiểu biết đầy đủ về lợi ích của rau hữu cơ với sức khỏe cũng như sự khác
biệt giữa nông phẩm sản xuất hữu cơ với các nông phẩm sản xuất thông
thường. Không chỉ làm nhiệm vụ ‘giáo dục’ thị trường, các đội marketing
còn nỗ lực nhiều cách để gây dựng niềm tin ở các từng tác nhân trên thị
trường.
Thị trường đòi hỏi không chỉ dịch vụ tiện lợi mà cả nguồn cung dồi
dào – cả chủng loại và số lượng – các loại rau hữu cơ. Muốn đáp ứng, hợp
tác chặt chẽ giữa nhà phân phối, công ty thương mại và các hộ nông dân
sản xuất là bắt buộc. Quy mô sản xuất nhỏ và lẻ tẻ rau hữu cơ ngăn chặn
các dòng tài chính mang tính thương mại chảy tới ngành sản xuất này.
Chuỗi cung ứng rau hữu cơ Việt Nam thiếu tính khả thi thương mại bởi các
thành viên, ngay từ đầu, đã không có dành đủ quan tâm cần thiết cho các
cân nhắc chi phí-lợi ích.
Nguồn lực – bao gồm cả vốn tài chính – cho rau hữu cơ không phải quá
khan hiếm trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, câu chuyện thành công
chỉ được viết nên một khi các dấu chấm được nối liền hoàn hảo. Các nguồn
lực tài trợ phát triển rất cần thiết để kích hoạt và khởi đầu hoạt động
kinh doanh nông sản hữu cơ. Nhưng sự tham gia của khu vực tư vấn – lực
lượng khởi nghiệp – và sự tôn trọng các nguyên tắc thị trường mới thực
sự đảm bảo cho tăng trưởng lâu bền cho rau hữu cơ./.
—
* Tran Tri Dung & Pham Hoang Ngan (2012), “Organic Vegetable Supply Chain in Vietnam: Marketing and Finance Perspectives,” Regional Symposium on Marketing and Finance of the Organic Supply Chain, 23-26 September, Seoul, Korea.
Nên mua loại giường tầng nào?
Trả lờiXóa05 câu hỏi nên giải đáp trước khi mua giường tầng trẻ em
5 bước đơn giản để tạo không gian học tập hoàn hảo cho trẻ