BS. Hồ Hải
IQ (Intelligent Quotient) là chỉ số
thông minh, nó nói lên sự thông minh sáng dạ của mỗi cá nhân, nhưng nó
không đại diện cho sự thành đạt của cá nhân có chỉ số IQ cao.
Ngược lại, EQ (Emotional
Quotient): chỉ số cảm xúc, nó nói lên sự biểu tỏ tình cảm của một cá
nhân đến với sự vật, hiện tượng xung quanh cuộc sống tác động đến cá
nhân ấy. EQ nó góp phần rất lớn trong sự thành đạt cho cá nhân, khi cá
nhân đó có EQ cao. EQ nói lên khả năng hòa nhập với 1 tập thể, 1 cộng
đồng của một cá nhân.
AQ (Adversity Quotient): chỉ số
vượt khó, nó nói lên khả năng vượt nghịch cảnh của 1 cá nhân trong các
tình huống của cụoc đời. Thường 1 người có EQ cao có thể kèm AQ cao và
ngược lại.
Nếu 1 người có EQ và AQ cao mà
không cần IQ cao, chỉ cần IQ bình thường vẫn có thể thành đạt hơn 1
người có IQ cao chót vót, nhưng EQ và AQ thấp lè tè. Cho nên, có 1 câu
nói rất để mọi người cần suy nghĩ và lấy làm hướng đi cho đời mình: "IQ
làm người ta chọn bạn, nhưng EQ sẽ làm người ta đề bạt bạn".
Qua đó, trong cuộc sống có biết
bao nhà thông thái, nhiều bằng cấp nhờ vào IQ cao, song EQ của họ rất
thấp làm họ thiếu khả năng hòa nhập cuộc sống và làm việc với tập thể,
nên nghèo vẫn hòan nghèo. Ngược lại, người tuy kém thông minh, nhưng EQ
cao dễ hòa nhập với tập thể và sức mạnh của họ nâng lên nhiều lần và sự
thành đạt trong xã hội rất cao. Nhìn ở tầm rộng hơn ta thấy, một đất
nước phát triễn là đất nước có cộng đồng dân có EQ cao chứ không phải
đất nước có cộng đồng dân có chỉ số IQ cao. Vì IQ cao không tạo ra sức
mạnh cộng đồng. EQ cao sẽ tạo sự dễ đồng thuận và tạo nên sức mạnh cộng
đồng. Điều ấy sẽ giúp đất nước phát triễn.
Việt Nam mình do cái văn hóa
làng xã cũng có những nét rất tốt, nhưng nét xấu của nó là tạo ra 1 cộng
đồng với nhiều cá nhân có EQ thấp, và kết quả sự đồng thuận trong cộng
đồng cũng thấp theo. Hễ khi nào trong vận nước có một người đứng ra kêu
gọi được sự đồng thuận là lúc đó đất nước Việt mới hùng cường, nhưng hầu
hết là trong thời chiến. Song, thời bình hầu như cái văn hóa tủn mủn
của làng xã luôn làm cộng đồng Việt thiếu đồng thuận. Việt Nam muốn phú
cường phải bắt đầu từ sự thay đổi về văn hóa sống thông qua giáo dục
nước nhà. Bằng không, khó lòng tốt lên được.
http://bshohai.blogspot.com/2009/07/e-nuoc-viet-phu-cuong.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét