TÌM HIỂU LỊCH SỬ VỀ NHÓM NGŨ LONG

(Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Tất Thành).

Phan Văn Trường, nhà cách mạng cầm đầu nhóm Ngũ Long, đã hết sức giúp Phan Châu Trinh khi ông đến Pháp, sau này ghi lại trong hồi ký:
"Vị nhân sĩ này [Phan Châu Trinh] tượng trưng cho xã hội Annam xưa. Ông ra vào văn phòng của Bộ Thuộc Địa như một nhân vật được ưu ái tín nhiệm (personna gratta), ông trình bày những quan điểm chính trị, đặc biệt xin ân xá cho những người bạn cùng cảnh ngộ còn ở trong tù, nhưng không bao giờ ông nhận được trả lời ngoài sự im lặng khinh bỉ. Sự chăm sóc hời hợt của chính quyền thuộc địa lúc đầu, lạnh dần để cuối cùng chuyển sang ác cảm và thù nghịch"[12].
Nguyễn An Ninh, khi trở lại Pháp năm 1925 để đón Phan Châu Trinh về nước, cũng đã bực bội than: ổng chả chịu học tiếng Pháp gì cả. Ở Pháp mười lăm năm mà không học tiếng Pháp. Hơn một tháng giời trên tàu thủy ổng chỉ ôm mấy cuốn sách chữ nho. Phan Châu Trinh còn phản đối cả việc nhóm trẻ viết bài chống Pháp ký tên Nguyễn Ái Quốc, cho là vô bổ. Ông không thể hiểu vấn đề dân chủ một cách tường tận qua những tân thư của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, bằng những nhà tân học, tiếp nhận dân chủ, nhân quyền, qua các triết gia thời kỳ Ánh Sáng của Pháp.
Ở thời điểm 1937, thế giới đã tân tiến lắm. Sự tranh đấu cũng phải mô-đéc: Phải tranh đấu công khai bằng ngòi bút, trên báo. Và như vậy phải có tài viết và có kiến thức sâu rộng về những việc đem ra luận bàn.
Hình thức tranh đấu này, đã bắt đầu từ năm 1912, tại Pháp với Phan Văn Trường, thủ lãnh nhóm Ngũ Long, cùng với Phan Châu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành tức Hồ Chí Minh sau này
* Tranh đấu hiện đại: Phan Văn Trường và nhóm Ngũ Long
Sau khi các phong trào tranh đấu của nhóm cựu học Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Đông Kinh Nghiã Thục... thất bại, cuộc tranh đấu hiện đại bắt đầu với Phan Văn Trường (1878-1933), từ năm 1912, tại Pháp với Hội Đồng Bào Thân Ái do ông sáng lập.
Nhưng phong trào cách mạng bất bạo động này, cho đến nay, rất ít người Việt Nam biết đến. Chúng tôi đã viết về hoạt động của Phan Văn Trường và nhóm Ngũ Long trong cuốn Nhân văn Giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc[13], ở đây chỉ xin tóm tắt những yếu tố chính:
Phan Văn Trường sinh năm 1878, tại làng Đông Ngạc, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội), học trường Dòng, trường Thông Ngôn, rồi làm phán sự ở Toà sứ. Năm 1908, đậu vào ngạch tham tá, được gửi sang Paris làm giáo sư phụ giảng tiếng Việt tại trường Ngôn Ngữ Đông Phương và học Luật. Nhập quốc tịch Pháp năm 1911, cùng năm này, Phan Châu Trinh và con trai được chính quyền bảo hộ chấp nhận cho sang Pháp.
Năm 1912, Phan Văn Trường đỗ cử nhân luật, vào luật sư đoàn, tập sự tại toà Thượng thẩm Paris, và bắt đầu đấu tranh chống Pháp.
Năm 1912, Phan Văn Trường lập Hội Đồng Bào Thân Ái tại Paris; cùng với Phan Châu Trinh, là hội người Việt Nam yêu nước đầu tiên tại hải ngoại. Phan Văn Trường luôn luôn đi kèm và dịch cho Phan Châu Trinh. Ông sửa và dịch bản Trung Kỳ dân biến thỉ mạt của Phan Châu Trinh sang tiếng Pháp, gửi cho Hội Nhân Quyền, nội dung trình bày với chính phủ Pháp nỗi khổ của người dân Trung kỳ, vì sưu cao thuế nặng, phải nổi lên chống lại và đã bị đán áp; mong chính phủ Pháp vì từ tâm, nghĩ lại, áp dụng chính sách khoan hồng. Bài này Phan Văn Trường gửi đăng báo của Hội Nhân Quyền ngày 31-10-1912, và ông chuyển đến Bộ Thuộc địa ngày 25-9-1912. Đầu năm 1913, toàn quyền Albert Sarraut hứa thả dần tù nhân chính trị trong vụ Trung Kỳ dân biến.
Nhưng biện pháp trừng phạt Phan Văn Trường cũng bắt đầu: Trường Ngôn Ngữ Đông Phương được lệnh phải sa thải ông, và gia đình ông ở Hà Nội trực tiếp bị liên lụy: Thừa dịp Quang phục hội (của Phan Bội Châu) ném bom giết chết hai sĩ quan Pháp tại Hà Nội tháng 3-1913; mật thám bắt anh em Phan Văn Trường: Phan Tuấn Phong (anh cả) và Phan Trắc Cư, con trai 13 tuổi, cùng Phan Trọng Kiên (em). Tìm thấy thư từ liên lạc với ông Trường, hai ông Phong và Kiên bị kết án chung thân biệt xứ vì tội "giết quan tư Chapuis và Montgrand", bị đầy sang Nouvelle Calédonie cùng với Cư, 13 tuổi.
Ngày 13-3-1914, Phan Văn Trường diễn thuyết tại trường Cao đẳng Xã hội (École des Hautes Études Sociales), đề tài: Thỉnh nguyện của người bản xứ (Les revendications indigènes), phê phán chính sách thực dân từ nguồn cội, thời La Mã đã đi chinh phục các nước khác; bài diễn thuyết này làm phe thực dân nổi giận, và cũng là bài mở đầu cho bản Thỉnh nguyện của dân tộc Annam (Les revendications du peuple annamite), ông sẽ thảo năm 1919, năm năm sau.
- Tháng 9-1914, Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh bị bắt vì tội "quấy rối trị an", bị tù đến tháng 7-1915. Hội Đồng Bào Thân Ái bị giải tán.
Ra tù, Phan Văn Trường được gửi xuống công binh xưởng Toulouse làm thông dịch viên cho lính thợ, ông cùng anh em Nguyễn Thế Truyền (lúc đó Truyền đang học kỹ sư hoá học), đều là sinh viên: Nguyễn Thế Song (em), Nguyễn Thế Phu (chú) Nguyễn Thế Tắc (em họ) tổ chức nhóm An Nam Yêu Nước với những sĩ quan và hạ sĩ quan người Việt, tại Toulouse.
Năm 1918, Nguyễn An Ninh sang Pháp và tháng 6-1919, Nguyễn Tất Thành, từ Anh sang Paris, cùng nhập tổ chức. Họ được gọi là nhóm Ngũ Long, gồm có: Phan Văn Trường, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành, thường hội họp ở nhà Phan Văn Trường, số 6 villa des Gobelins, Paris 13.
- Tháng 6-1919, Phan Văn Trường viết bản Les revendications du peuple annamite (Thỉnh nguyện của dân tộc Annam) giao cho Nguyễn Tất Thành đem đến Hội nghị Hoà bình đang họp tại Versailles. Ngày 18-6-1919, bản thỉnh nguyện được đăng trên báo L'Humanité, dưới tựa đề: Les droits des peuples (Quyền của các dân tộc); nội dung yêu cầu tám điểm:
1- Đại xá tất cả tù binh chính trị bản xứ.
2- Cải tổ luật pháp Đông Dương: bảo đảm quyền lợi cho người bản xứ như người Âu.
3- Tự do báo chí và tự do tư tưởng.
4- Tư do lập hội và hội họp.
5- Tự do di dân và du lịch ra nước ngoài.
6- Tự do giáo dục và xây dựng trường kỹ thuật và thực nghiệp cho người bản xứ ở các tỉnh.
7- Thay thế chế độ pháp lý.
8- Có đại diện dân biểu bản xứ ở nghị viện Pháp.
Ký tên: Thay mặt nhóm An Nam Yêu Nước, Nguyễn Ái Quấc.
Đây là văn bản đầu tiên của người Việt đòi tự do dân chủ, gửi đến chính quyền Pháp và Đồng minh, được báo chí chống thực dân hỗ trợ, gây tiếng vang lớn.
Kể từ mùa thu năm 1919, nhóm An Nam Yêu Nước có cột thường trực trên các báo cánh tả ở Paris, ban đầu ký tên Nguyễn Ái Quấc, sau đổi thành Nguyễn Ái Quốc, viết những bài ngắn đả kích chế độ thực dân dưới dạng châm biếm, do Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh là ba người giỏi tiếng Pháp, thay nhau viết, đặc biệt giọng Nguyễn Thế Truyền rất hóm hỉnh. Độc giả rất thích. Đồng thời họ thay phiên nhau diễn thuyết tại các diễn đàn tự do khu La tinh, chủ đích đánh vào lòng tự hào của dân tộc Pháp, kêu gọi người Pháp bãi bỏ chính sách thực dân. Trong thời kỳ này Phan Văn Trường bị Albert Sarraut, lúc đó đã về Pháp, tìm mọi cách truy bách. Nhưng sự tranh đấu trên đất Pháp, không mang lại kết quả thực tiễn, phe thực dân vẫn thắng thế, lại không đánh động được dư luận trong nước. Họ bèn tìm cách khác:
- Nguyễn An Ninh về nước năm 1922, lập báo La Cloche fêlée (Chuông rè) ở Sài Gòn.
- Phan Văn Trường về nước năm 1923, lập báo L'Annam ở Sài Gòn.
- Nguyễn Tất Thành đi Nga năm 1923, ông còn dùng tên Nguyễn Ái Quốc trong một thời gian trước khi lấy các bí danh khác.
- Phan Châu Trinh về nước năm 1925. Mất năm 1926, tại Sài Gòn.
- Nguyễn Thế Truyền ở lại, tiếp tục hoạt động tại Pháp.
Phan Văn Trường về nước làm báo La Cloche Fêlée cùng Nguyễn An Ninh, sau mở rộng với nhóm đệ tứ Tạ Thu Thâu, ra báo L'Annam năm 1926. Ông bị kết án 2 năm tù vì báo L'Annam đăng bài kêu gọi hội Quốc Liên đòi quyền độc lập cho Việt Nam[14], và cổ động làm lễ truy điệu Lương Văn Can. Năm 1928, ông sang Paris chống án. Toà phá án y án, Phan Văn Trường vào tù tháng 6-1929, luật sư Marius Moutet, bạn ông, vận động ân xá, được trả tự do, tháng 2-1930, ông trở về Sài Gòn, lúc đó Nguyễn An Ninh đã bị tù lần thư hai và toàn quyền Pasquier đang đàn áp đẫm máu Việt Nam Quốc Dân Đảng và phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Phan Văn Trường phải ngừng hoạt động, mở phòng cố vấn pháp luật. Năm 1933, ông ra Bắc thăm gia đình và mất tại Hà Nội vì bệnh ung thư gan.
Báo Phong Hóa số 44 (28-4-33), đăng tin buồn, dè dặt, mà đầy ý nghiã:
"Cụ Phan Văn Trường tạ thế chiều hôm 22 Avril tại phố Gambetta số nhà 25. Năm nay cụ 58 tuổi. Theo như lời dặn cuối cùng của cụ, đám tang sáng hôm 23 cử hành một cách rất đơn giản và tuy tang gia không báo tin buồn, không gửi giấy cáo phó mà người đi đưa đám cũng đông lắm. Linh cữu cụ an táng tại làng Sét thuộc huyện Thanh Trì.
Phong Hóa đồng nhân xin có lời trân trọng kính viếng cụ và chia buồn cùng tang gia".
Hai năm sau, Ngày Nay số 9 (23-4-35) đăng lời Tưởng niệm Trạng sư Phan Văn Trường kèm theo bức ảnh trên đây, lời in đậm, cân nhắc từng chữ:
"Trạng sư Phan Văn Trường, sinh năm 1887, mất ngày 20 tháng tư năm 1934, đến nay vừa đúng một năm. Ông đỗ luật khoa tiến sĩ, rồi làm trạng sư, làm báo. Suốt đời, lúc nào ông cũng tận tụy với công việc chung. Cuộc đời xã hội và chính trị của ông rất hoạt động".
Tờ báo in nhầm: mất ngày 20 tháng tư năm 1934, thật ra là: ngày 22 tháng tư năm 1933.
Ba chữ công việc chung ở đây, có nghiã là việc chống Pháp. Phan Văn Trường là nhà cách mạng đầu tiên chủ trương tranh đấu theo đường lối hiện đại, nhưng cho đến nay rất ít người biết đến ông. Nhưng phong cách và tư tưởng tranh đấu trong 20 năm của ông, đã ảnh hưởng đến nhóm Tự Lực văn đoàn.
Sử gia Pháp Pierre Brocheux, trong bài Phan Văn Trường, 1876-1933. Acteur d'une histoire partagée (Phan Văn Trường, 1876-1999. Người chủ động trong một lịch sử phân tranh, viết năm 2014[15], về Phan Văn Trường "người thày của nhà nho Phan Châu Trinh, khi ông Phan sống lưu đày ở Pháp từ 1911 đến 1926" (il fut le mentor du lettré Phan Châu Trinh lorsque celui-ci vécut exilé en France de 1911 à 1926), như sau:
"Cùng với bốn bạn đồng hương Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành (nổi tiếng với tên Hồ Chí Minh), Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường lập nhóm gọi là Ngũ Long, trong thời kỳ ông ở Pháp (1908-1925). Nhưng trái ngược với hai người đầu, ông không được hiện diện trên thánh miếu của dân tộc Việt Nam, không cả sự được biết đến và nổi danh như hai vị đồng hương kia. Một người giấu tên, cho biết, có một phố duy nhất -không phải đại lộ- ở thành phố Hồ Chí Minh- mang tên ông. Chẳng hay ông có một lăng mộ, một bia đá, hay một tấm bảng truy niệm, ở một thành phố lớn nào chăng? Trong nước Việt Nam hiện thời, danh tiếng ông và Nguyễn An Ninh, đã bị lu mờ trước Hồ Chí Minh, riêng Nguyễn Thế Truyền, đã chịu thiệt thòi vì chống cộng và chống nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nên bị loại khỏi thiên anh hùng ca dân tộc."[16]
* Nguyễn Thế Truyền
Nguyễn Thế Truyền (1898-1969), là một trường hợp đặc biệt: được mẫu quốc nuôi để chống lại mẫu quốc.
Ông sinh ngày 17-12-1898 tại làng Hành Thiện, tỉnh Nam Định, trong một gia đình khoa bảng nổi tiếng, là cháu nội tuần phủ Thái Bình Nguyễn Duy Hàn, người đã bị bom của Phạm Văn Tráng (Quang Phục Hội của Phan Bội Châu) hạ sát ngày 12-4-1913. Nguyễn Thế Truyền được Dupuy, phó công sứ Pháp ở Thái Bình đem về Pháp du học khoảng 1908, 1910, lúc (10- 12) tuổi, học trường Parangon. Trường này có mục đích đào tạo những trẻ em thuộc địa thông minh để trở thành "công dân tốt", trung thành với mẫu quốc. Là học sinh xuất sắc, Nguyễn Thế Truyền được học bổng Alliance Française từ 1913 đến 1922, ông đã học kỹ sư hoá học, tiến sĩ, đậu cử nhân triết năm 1922. Trong thời kỳ này, ông về nước hai lần, học chữ Hán.
Nguyễn Thế Truyền gặp Phan Văn Trường từ hồi còn học trường Parangon, hoạt động chung từ thời ở Toulouse. Diễn thuyết, viết báo ký tên Nguyễn Ái Quốc.
Khi các bạn đồng hành về nước, Nguyễn Thế Truyền ở lại hoạt động tại Pháp. Năm 1922 ông làm phó tổng thư ký hội Liên hiệp Thuộc địa (Union intercoloniale) kiêm chủ bút tờ Le Paria, và vào đảng Cộng sản. Ông thu thập tài liệu ở thuộc địa châu Phi và của lính thợ Việt Nam, do Phan Văn Trường ghi chép từ khi ở Toulouse, soạn thành tập Le procès de la colonisation (Bản án chế độ thực dân), viết tựa và đề tên tác giả Nguyễn Ái Quốc, Librairie du Travail phát hành tháng 5 năm 1925. Lúc đó, Nguyễn Tất Thành đã sang Nga được hai năm. Sau đó ông bỏ đảng Cộng sản, rời tờ Le Paria, lập tờ Việt Nam Hồn và đảng Annam Độc Lập.
Năm 1927, Nguyễn Thế Truyền về nước hoạt động, bị theo dõi, bị bắt năm 1933, nhờ hội chống Thực dân can thiệp mới được tha. Dân làng Hành Thiện, quê ông, ghi nhớ hai thành tích:
- Tát tổng đốc Vi Văn Định
- Kiện chính quyền bảo hộ[17].
Năm 1934, ông trở lại Pháp, hoạt động cho Liên minh chống chính sách thực dân (Fédération anticolonialiste) do Marius Moutet và Joseph Lagrosillière sáng lập năm 1935. Ông thành lập Tập Đoàn Đông Dương (Rassemblement Indochinoise) năm 1936, vận động những tổ chức nhân quyền bênh vực Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu... đang bị tù.
Tháng 6 năm 1936, ông gửi Thỉnh nguyện thư của dân Đông Dương lên chính phủ Pháp yêu cầu triệt hồi toàn quyền Robin về nước.
Năm 1937, ông làm Đại biểu của Uỷ ban Báo Giới Bắc kỳ tại Pháp (NN số 84). Năm 1938, ông trở về Việt Nam. Năm 1941, ông bị bắt cùng với em là Nguyễn Thế Song, bị đi đầy ở Madagascar, đến 1946, Marius Moutet mới can thiệp được cho hai anh em về nước. Ông mất năm 1969, tại Sài Gòn.
* Nguyễn An Ninh
Nguyễn An Ninh (1900-1943), sinh ngày 5-9-1900 tại Chợ Lớn. Học trường Tây từ nhỏ, nổi tiếng đánh Tây. Năm 1918, sang Pháp du học, vào nhóm Ngũ Long, diển thuyết và viết bài ký tên Nguyễn Ái Quốc. Đậu cử nhân luật năm 1920. Về nước rồi sang lại Pháp, chuẩn bị luận án tiến sĩ. Là nhà cách mạng đầu tiên trong nhóm Ngũ Long quyết định về nước hoạt động, từ năm 1922, lập báo La Cloche Fêlée (Chuông rè). Ông bị bắt và bị tù tất cả 5 lần từ 1926 đến 1939:
Lần thứ nhất: ngày 20-3-26, bị kết án 18 tháng tù vì tội phá rối trị an, viết báo Chuông Rè, xúi dân làm loạn.
Lần thứ hai: tháng 9-28, bị kết án 3 năm tù vì tội lập Hội kín Nguyễn An Ninh, cuối năm 1930 được tha.
Lần thứ ba: tháng 4-36, bị bắt về tội viết báo La Lutte (Tranh Đấu) quy tụ nhóm đệ tứ Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Lê Văn Thử, Phan Văn Hùm, phá rối trị an; tháng 11-36, được tha.
Lần thứ tư: tháng 7-37, kết án 5 năm tù, 5 năm biệt xứ vì tội tổ chức biểu tình ở huyện Càn Long, xúi giục dân chúng nổi loạn. Tháng 1-39, được ân xá.
Lần thứ năm: ngày 5-10-39, đệ nhị thế chiến bùng nổ, ông bị bắt cùng với nhiều nhà cách mạng khác, tội phá rối trị án, xúi giục nông dân, thợ thuyền nổi loạn chống chính phủ... Bị kết án 5 năm tù, 10 năm biệt xứ. Nguyễn An Ninh mất tại Côn Đảo ngày 14-8-1943.
Theo TỰ LỰC VĂN DOÀN : VĂN HỌC VÀ CÁCH MẠNG
25- Các phong trào tranh đấu hiện đại
(Thụy Khuê)
[11] Trong bài Tựa cuốn Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp của Thu Trang, Đông Nam Á, Paris, 1983, trang 8.
[12] Hồi ký Phan Văn Trường: Une histoire de conspirateurs annamites à Paris ou la Vérité sur L'Indochine (Một chuyện âm mưu của người Việt ở Paris hay Sự thật về Đông Dương), Nxb L' Insomniaque, Paris, trang 72).
[13] Xem Nhân văn Giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc, từ chương 15 đến chương 20, nxb Tiếng Quê Hương, Hoa Kỳ, trang 424-482, hay trên mạng điện tử: thuykhue.free.fr .
[14] Bài của báo Việt Nam Hồn và đảng Annam Độc Lập của Nguyễn Thế Truyền, bên Pháp gửi về.
[15] In trên tạp chí Moussons, https://journals.openedition.org/moussons/3013
[16] Nguyên văn tiếng Pháp: "En compagnie de ses quatre compatriotes Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành (plus connu sous le nom de Hồ Chí Minh), Nguyễn An Ninh et Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trương formait le groupe dit des Cinq Dragons durant son séjour en France (1908-1925). Mais contrairement aux deux premiers d’entre eux, Phan Văn Trương ne figure pas au panthéon national du Viêt Nam, il n’a pas la même visibilité ni la même renommée que ses deux compatriotes. Un anonyme a fait remarquer qu’une seule rue – pas une grande artère – d’Hô Chi Minh-Ville porte son nom. Un mausolée, une stèle ou une plaque commémorative dans une grande ville du pays existent-ils ? Dans le Viêt Nam d’aujourd’hui, sa renommée, comme celle de Nguyễn An Ninh, a été éclipsée par celle de Hồ Chí Minh ; Nguyễn Thế Truyền, pour sa part, a beaucoup pâti de son opposition au communisme et à la République démocratique du Viêt Nam ; il a été mis en marge de l’épopée nationale".
[17] Xem: Đặng Hữu Thụ, Thân thế và sự nghiệp nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền, tác giả xuất bản, Paris 1993.
Ps: Từ bác Bùi Quang Minh

ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC DỊCH “FEUDAL” THÀNH “PHONG KIẾN” LÀ MỘT SAI LẦM LỚN



中共把feudal翻译成“封建(的)”是个大错误/王澄



Tác giả: Vương Trừng




Chú thích nội dung sơ đồ:
- Ô in đậm trên cùng: So sánh trình độ văn minh Phương Tây-Trung Quốc
- Hai ô trái ngoài cùng: Ô trên: Văn minh chính Phương Tây
Ô dưới: Văn minh nhánh người dã man Trung Quốc
Các ô trong đồ thị:
- Trên trục hoành, từ trái sang phải: Ô1: Lưỡng Hà 4000 năm tCn; Ô2: La Mã cổ đại, Hi Lạp cổ đại 700tCn-400 tCn; Ô3: Thời Trung cổ 500-1500; Ô4: Văn minh Châu Âu 1600-1950; Ô5: Văn minh Mĩ gần 200 năm

- Dưới trục hoành, từ trái sang phải: Ô1: Xã hội cổ đại ; Ô2: Xã hội phong kiến; Ô3: Nước sản xuất nông nghiệp qui mô nhỏ theo chế độ đẳng cấp đại nhất thống hoàng quyền

Phần I

Từ ”Phong kiến” là định nghĩa và khái niệm định tính cho cơ cấu kinh tế chính trị xã hội Trung Quốc trong khoảng 800 năm lịch sử, từ thời Tây Chu năm 1046 trước Công nguyên đến thời kì kết thúc Chiến Quốc năm 221 trước Công nguyên.
 “Phong kiến” có nghĩa là Phong bang kiến quốc. Khái niệm “Phong kiến” mới đầu có nguồn gốc từ “Sử kí . Hạ bản kỉ”: ‘Vũ () có họ Tự, sau phân phong, dùng nước làm họ’, đại để thuộc về phong kiến thị tộc. Từ những ghi chép có liên quan trong “Tả truyện . Định Công tứ niên”, “Sử kí . Ân bản kỉ” có thể thấy, đời Thương đại thể cũng giống vậy.i
       Thời kì mở rộng quan trọng của chế độ phong kiến là vào thời Tây Chu, đặc biệt là các thời kì Vũ Vương (武王, 1046-1043 tCn) và Thành Vương (成王, 1042-1021 tCn).
       Có 3 loại người được phân phong thời Tây Chu: Thân thích vương thất, quan có công và con cháu tiên hiền đế vương cổ đại. (Loại thứ ba chiếm tỉ lệ rất nhỏ).
   Đến Thời kì Chiến Quốc (475-221 tCn), chế độ phong kiến bắt đầu tan rã. “Phế phong kiến, phế tỉnh điền, bỏ bờ ruộng, lập quận huyện” do Thương Ưởng Biến pháp (356-350 tCn) và Tần Thủy Hoàng (221 tCn) đề xuất đã chấm dứt triệt để chế độ phong kiến 800 năm trong lịch sử Trung Quốc.
 [ Lưu ý: Thời kì phong kiến thị tộc khởi thủy từ trước năm 1046 tCn rất nhiều, có thể bao gồm cả triều Thương (1600-1046 tCn) và triều Hạ (2070-1600 tCn)].
  Một trong những nội dung chủ yếu của chế độ phong kiến trong lịch sử Trung Quốc là chế độ đất đai: Một là quyền sở hữu đất đai, hai là quyền sử dụng (của người sử dụng) đất đai. Về chế độ đất đai trước thời Chiến Quốc, thiếu sách vở, có rất nhiều thuyết pháp, chứng cứ lại không đủ. Nếu nói chế độ đất đai trước thời Chiến Quốc là quyền sở hữu nằm trong tay lãnh chúa (chư hầu), tức công điền, thì người nông dân chỉ có quyền sử dụng, mọi người đều đồng ý với thuyết pháp này. Đặc biệt là trong Tỉnh điền chế có nhắc tới, trong “Công Dương truyện” năm Tuyên Công thứ 15, Hà Chú nói: “Phì nhiêu bất đắc độc lạc, xao xác bất đắc độc khổ. Cố tam niên nhất hoán chủ dịch cư. Tài quân lực bình” (Nguyên văn: “肥饶不得独乐,墝埆不得独苦。故三年一换主易居。財均力平。” Tạm dịch: Đất phì nhiêu không riêng ai hưởng mãi, đất khô cằn không riêng ai khổ mãi. Vì thế, cứ 3 năm đổi chủ một lần. Tài lực đều nhau). Người canh tác cứ 3 năm đổi đất một lần, chứng tỏ nông dân không có quyền sở hữu đất đai.ii
    
    Thời kì Chiến Quốc là thời xuất hiện tư hữu đất đai. Tư hữu đất đai chính là người chiếm hữu đất đai có quyền mua bán đất đai.
  Ở thời kì phong kiến Trung Quốc, qúa trình thay đổi từ công điền (Tỉnh điền chế) đến tư điền đã phản ánh sự thay đổi về các phương diện xã hội, kinh tế, chính trị…, trào lưu thay đổi ấy dường như là không thể ngăn cản. Sức sản xuất nông nghiệp trước thời Chiến Quốc hết sức thấp, đây cũng là một nhân tố quan trọng, bởi tự mình đã không nuôi nổi gia đình mình, cho nên đòi hỏi phải có sự hợp tác tập thể với phạm vi lớn hơn. Trong “Công Dương truyện” năm Tuyên Công thứ 15, ở phần “Giải hỗ” Hà Hưu nói: “Cảnh điền chi nghĩa, nhất viết vô tiết địa khí, nhị viết vô phí nhất gia, tam viết đồng phong tục, tứ viết hợp xảo chuyết, ngũ viết thông tài hóa, nhân tỉnh điền dĩ vi thị, cổ thục ngữ viết thị tỉnh” (Nguyên văn: “井田之义,一曰无泄地气,二曰无费 一家,三曰同风俗,四曰合巧拙,五曰通财货,因井田以为市,古俗语曰市井” Tạm dịch: Ý nghĩa của tỉnh điền, một là không để thoát địa khí, hai là không tổn phí cho một nhà, ba là đồng phong tục, bốn là kết hợp tài giỏi vụng dại, năm là lưu thông tiền hàng, bởi vì tỉnh điền được coi là chợ, tục ngữ cổ gọi là thị tỉnh). Tỉnh điền chế là xã hội nông thôn thời cổ theo kiểu hợp tác xã giúp đỡ lẫn nhau. Đến Thời kì Chiến Quốc, kĩ thuật nông nghiệp đã có tiến bộ, đã xuất hiện cày trâu và cày sắt. Khi những người trong gia đình có 5 miệng ăn đã có thể nuôi sống được mình, bèn không muốn hợp tác với người khác nữa, nguyện vọng về chế độ tư hữu đất đai cũng tăng theo.
   (Cần đặc biệt chỉ ra rằng, sự tiến bộ và hoàn thiện về kĩ thuật nông nghiệp Thời  Chiến Quốc, bao gồm cày trâu, cày sắt, phân bóntưới tiêu con số thống kê dân số các gia đình 5 khẩu từ triều Hán đếntriều Thanh, đã không còn tiến bộ và thay đổi nữa).

Phần II

Bây giờ tôi sẽ nói về điểm khác nhau giữa thể chế 
feudal system từ thế kỉ 9-15 ở Châu Âu với xã hội phong kiến Trung Quốc. Thể chế feudal system là một hiện tượng hết sức quan trọng vào thời Trung cổ ở Châu Âu. Feudal system hoàn toàn khác với xã hội phong kiến củaTrung Quốc, dịch feudal thành “phong kiến” là một sai lầm lớn. (Thực ra, Đảng cộng sản Trung Quốc có ý soán đổi lịch sử, là hành vi có tội đối với dân tộc Trung Hoa).
    
1. Thời đại khác nhau
Xã hội phong kiến ở Trung Quốc phát sinh từ thời Tây Chu năm 1046 trước Công nguyên đến năm 221 trước Công nguyên, (Hạ Thương có thể là xã hội phong kiến thị tộc)iii, còn feudal system ở Châu Âu phát sinh từ thế kỉ 9 đến thế kỉ 15 sau Công nguyên, hai loại hình này cách nhau khoảng 2000 năm. (Dân mác xít Đảng cộng sản Trung Quốc nói, chế độ phong kiến của chúng ta kết thúc sớm hơn Phương Tây khoảng 2000 năm, xét về lịch sử, chúng ta là nước tiên tiến. Thật xuẩn ngốc).

    2. Mục đích và nội dung khác nhau
    
    Phong kiến thời Tây Chu là “Phong bang kiến quốc”. Tây Chu là một nước nhỏ, sau Trận Mục Dã (năm 1111 tCn) đánh bại Đại quốc triều Thương, chỉ tiêu diệt được chính quyền trung ương của triều Thương. Tây Chu cho rằng, chỉ có chế độ phong kiến phân quyền mới có thể chiếm cứ được địch quốc triều Thương to lớn này một cách hữu hiệu. Chế độ phong kiến phân quyền sẽ có thể thiết lập phên giậu, bảo vệ vương thất, trấn phủ các tộc, chế ngự ngoại xâm, khiến Tây Chu trở thành đại quốc ngày thêm ổn định.
  Còn feudal system ở Châu Âu là để đối phó với hỗn loạn. Feudal system ở Châu Âu ra đời trong quá trình Đế quốc La Mã dần tiêu vong, các tiểu vương quốc (nhỏ hơn Đế quốc La Mã rất nhiều) mọc lên như nấm, chiến tranh cục bộ diễn ra liên miên, các chư hầu và lãnh chúa kêu gọi thành lập vũ trang tư nhân để bảo vệ mình. (Đây có thể là vũ trang tư nhân xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử Châu Âu).
    Feudal system là một loại khế ước giữa lãnh chúa với võ sĩ, tức võ sĩ xuất chinh vì lãnh chúa, hoặc làm tham mưu, còn lãnh chúa tặng lại đất đai cho võ sĩ. Cũng có thể nói, chế độ phong kiến thời Tây Chu là một chế độ phân phối cấp nhà nước, còn feudal system của Châu Âu thì khởi thủy là hiện tượng xã hội ở cơ sở địa phương. Sau đó, định nghĩa feudal system của Châu Âu đã được các học giả mở rộng thành khế ước giữa lãnh chúa với võ sĩ, cùng các vấn đề về quyền sở hữu và quyền sử dụng địa sản nhà thờ. 
3. Mối quan hệ giữa nông dân với đất đai khác nhau     
 
 Tuy đều là công điền, nhưng phương thức tổ chức lao động khác nhau. Năng suất sản xuất nông nghiệp Trung Quốc trước thời Chiến Quốc cực kì thấp, công điền và lao động tập thể là sự lựa chọn duy nhất. Song không có quá trình chuyển từ nô lệ sang nông nô như Châu Âu.
    Thời Trung cổ ở Châu Âu, ngoài một số ít nông dân tự canh táciv ra, sản xuất nông nghiệp của Châu Âu đã trải qua quá trình từ nô lệ đến nông nô. Cả nô lệ và nông nô đều canh tác đất đai của lãnh chúa, nhưng nô lệ chỉ làm lao dịch, thù lao cho nô lệ chỉ là mức sống thấp nhất đủ để sinh tồn, còn nông nô thì có gia đình riêng, (giúp cho việc gia tăng dân số), và được hưởng một phần lao động của mình.
   
    Đọc mở rộng
v
    Life in the countryside in 1066-1485. Sách lịch sử Anh mô tả xã hội nông thôn thời kì từ năm 1066 đến năm 1485 như sau:

Dịch từ Bản dịch tiếng Trung:
 Khi ấy, đa số (dân Anh) sống ở nông thôn, nông thôn về mặt hành chính được phân chia thành rất nhiều lãnh địa. Mỗi lãnh địa thông thường gồm một ngôi làng và đất bao quanh. Đất đai nông thôn có diện tích lớn và dài hẹp. (Khi cày đỡ phải quay). Nông dân thuê đất phải nộp một phần thu nhập năm cho lãnh chúa, một phần khác nộp cho nhà thờ. Có những nông dân không phải dân tự do, họ chỉ bán sức lao động. Khi nông dân kế thừa đất đai và con gái (trưởng) lập gia đình, những nông dân này phải làm lao dịch cho lãnh chúa, đồng thời lấy tiền công từ lãnh chúa.
   Trách nhiệm của lãnh chúa là bảo vệ nông dân trong thời kì có chiến tranh, đồng thời điều chỉnh các tranh chấp láng giềng với tư cách “pháp quan”. Có những kị sĩ (quí tộc) chỉ có từ một đến hai lãnh địa, còn phần lớn các kị sĩ có nhiều lãnh địa hơn. Họ quản lí thông qua người trung gian. Cũng có những lãnh thổ đặc biệt lớn nằm phân tán ở nông thôn, đó đều là tài sản của các nhà thờ lớn hoặc tài sản của các lãnh chúa thế tục. (Cùng chú thích v ).

     Nguyên bản tiếng Anh:
The majority of people lived in the countryside, which was divided into thousands of landholdings called manors. A manor usually included a village and its surroundings, although some manors incorporated several settlements. Fields were open, long narrow strips of land. The peasants who worked the land paid part of their annual harvest to the load of the manor as rent, another part went to the Church. Some peasants were free tenants, others were unfree (villeins), who worked the lord’s own fields. They were required to give the load labor and to pay certain fines (fees) such as heriot, when inheriting a landholding, and merchet, on the marriage of a daughter. The lord of the manor protected his tenants in times of war and acted as judge in disputes between neighbors.
    Some knights owned only one or two manors, but most had several, and managed them through an agent called a reeve. Large estates consisting of numerous manors, often widely scattered around the county, were cathedrals owned manors, as did secular lords. 
(Cùng chú thích v ).
    
    4. Thành phần xã hội khác nhau
  Thời kì feudal ở Phương Tây ví dụ như nước Anh, ở cơ sở địa phương (làm những công việc cụ thể) chỉ có 3 loại người: Võ sĩ, nông dân, (về sau có) giáo sĩ. Mà võ sĩ là thuộc về cấp bậc chuyên nghiệp. Trong lịch sử Trung Quốc chưa từng có (người làm) nghề như vậy. Chỉ Nhật Bản trong lịch sử mới từng có võ sĩ chuyên nghiệp (samurai). Quân nhân và võ sĩ La Mã cổ đại và thời đại feudal Châu Âu đều là người thuộc tầng lớp trên trong xã hội, người thuộc tầng lớp dưới trong xã hội, như nô lệ, không được làm quân nhân.

5. Chế độ feudal của Phương Tây nhấn mạnh sự phục tùng giữa các cá nhân, tức sự trung thành của võ sĩ với lãnh chúa
   Tiếng Anh là the bonds of personal loyalty and dependence. Chẳng hạn, nhà quí tộc (count) William of Poitou năm 1020 nói với các võ sĩ của mình, You are my man, and your duty is to do my willCác anh là người của tôi, tôi muốn bắt các anh làm gì là phải làm nấy.vi
   
6. Trình độ tiến bộ xã hội khác nhau   
    Trung Quốc đến Thời kì Chiến Quốc mới xuất hiện cày trâu, còn Văn minh Lưỡng Hà, tức Văn minh Mesopotamia của Phương Tây đã xuất hiện cày trâu, thủy lợi và ruộng chạy dài từ 3000 năm trước Công nguyên. 
vii,viii Lịch sử cày trâu của Trung Quốc muộn hơn Văn minh Lưỡng Hà 3000 năm. (Xem hình dưới).
   Chú thích hình vẽ: Máy hỗn hợp seeder-plow gieo hạt và cày bằng trâu kéo xuất hiện vào Thời kì Uruk muộn ở Lưu vực Lưỡng Hà (3200 tCn – 3000 tCn).

Đô thị hóa Thời Trung cổ  Châu Âu từ Đế quốc La Mã xâm nhập vào đã hết sức phát triển, kinh doanh thịnh vượng, đã kích thích làm phong phú thêm các sản phẩm thủ công ở nông thôn. Bất kể là trình độ kinh doanh hay trình độ đô thị hóa, thời đại phong kiến của Trung Quốc cách sau Thời Trung cổ Châu Âu 2000 năm tỏ ra quá nguyên thủy, không thể đối sánh.
7. Trình độ pháp chế khác nhau Châu Âu sau thời Đế quốc La Mã cổ đại đã bước vào xã hội pháp chế, còn người Trung Quốc là giống người dã man chưa có dân pháp trong lịch sử đầy tai tiếng của mình. Chẳng hạn, khế ước giữa lãnh chúa và nông nô trong feudal system của Châu Âu là cùng có lợi, nông nô phải nộp thuế, lãnh chúa phải chịu trách nhiệm bảo vệ nông nô, ví dụ khi xảy ra chiến tranh cho phép nông nô được vào ẩn náu trong lâu đài. Khế ước có hiệu ứng pháp luật.
    8. Sự phát triển về sau khác nhau   
Sự tan rã của chế độ phong kiến Trung Quốc là để thiết lập nên một xã hội người càng thấp cấp hơn, càng dã man hơn theo chế độ thiên hạ nhất thống hoàng quyền. Còn sự tan rã của 
feudal system Châu Âu là do chiến tranh đã hết, sự cùng có lợi giữa lãnh chúa và võ sĩ cũng không còn. Đồng thời, nông dân có đất đai cũng không muốn trả lại đất đai cho lãnh chúa, nhất là sau khi họ qua đời, mà muốn để lại cho con cháu. Nói gì đi nữa, thì feudal system Châu Âu cũng đã lợi dụng được những nội dung ưu thế của mình để cuối cùng chuyển thành chủ nghĩa tư bản.
Xã hội phong kiến của Trung Quốc là thời kì các tư tưởng phát triển mạnh nhất trong lịch sử, xã hội nông nghiệp từ xã hội phong kiến đi tới chế độ đẳng cấp chuyên chế đại nhất thống hoàng quyền 2000 năm sau đó là sự đắm chìm đúng nghĩa. 2000 năm sau đó, nông dân tự canh tác (cùng chú thích iv) và điền nông ở Trung Quốc có thu nhập hết sức ít ỏi, chỉ gắng sống qua ngày, (một gia đình 5 khẩu nếu có thêm 1 người, thì người đó phải chịu chết đói), trong dân gian chưa từng có một số lớn tư bản thặng dư, nên không có cách gì tái đầu tư và mở rộng sản xuất. Một chữ “cùng”ix đeo bám người Trung Quốc suốt 2000 năm, cho đến tận năm 1980. (Tôi đang nói về thu nhập bình quân đầu người).     
    Feudal system Châu Âu là nền văn minh Đế quốc La Mã cổ đại bước vào thời kì quá độ năm 1600, là một giai đoạn chuyển hình thái của thời Trung cổ vào thời kì chủ nghĩa tư bản công nghiệp khởi đầu từ năm 1750. Châu Âu ở giai đoạn này đã kế thừa và hoàn thiện đô thị hóa, giáo dục, luật pháp, Kitô giáo, kĩ thuật sản xuất nông nghiệp được nâng cao, thủ công nghiệp phát triển, kinh doanhtài chính, hàng hải, thuốc súng, súng ống…đã chuẩn bị cho nền văn minh Châu Âu ở giai đoạn tiếp theo.
9.    Các học giả Phương Tây cận đại không muốn dùng từ “feudalism” (chú thích x-xiii x,xi,xii,xiii
Cho rằng feudal system thời Trung cổ Châu Âu phát triển không đồng đều nhau ở các khu vực. Ngoài các nước Pháp, Anh, Đức (phát triển không đồng đều) được các nhà sử học chú trọng quan tâm ra, các nước nhỏ còn lại, như Scandinavia, chưa từng có feudal system (bởi chưa từng bị La Mã chiếm đóng. Feudal system bắt nguồn từ Đế quốc La Mã thời kì cuối).
Cá nhân tôi rất đồng ý với ý kiến ​​này.  Feudal system có tồn tại trong lịch sử Châu Âu. Song, nếu biến nó thành -ism thì sẽ là khái niệm cộng tính, đồng thời dùng khái niệm của những người này để lồng vào hình thái xã hội của các nước và khu vực tương tự khác thì quá khiên cưỡng. Nhất là đã tạo kẽ hở cho tà giáo Mác-Lênin.
 
 
    [Wiki]  

    Since the 1970s, when Elizabeth A. R. Brown published The Tyranny of a Construct (1974), many have re-examined the evidence and concluded that feudalism is an unworkable term and should be removed entirely from scholarly and educational discussion or at least used only with severe qualification and warning.
 (Chú thích xiii)
   
    Outside a European context, the concept of feudalism is normally used only by analogy (called semi-feudal), most often in discussions of feudal Japan under the shoguns and sometimes medieval and Gondarine Ethiopia. 
However, some have taken the feudalism analogy further, seeing it in places as diverse as ancient Egypt, the Parthian empire, the Indian subcontinent and the Antebellum and Jim Crow American South. (Chú thích xiii)
   
    The term feudalism has also been applied—often inappropriately or pejoratively—to non-Western societies where institutions and attitudes similar to those of medieval Europe are perceived to prevail. Some historians and political theorists believe that the term feudalism has been deprived of specific meaning by the many ways it has been used, leading them to reject it as a useful concept for understanding society.
(Chú thích xiii)
    
Lời kết    
Nếu so sánh giữa lịch sử nền văn minh chính của loài người, tức Văn minh Phương Tây, với lịch sử nền văn minh nhánh của người dã man Trung Quốc, thì một là chốn dương gian và một là cõi âm.  Chốn dương gian và cõi âm không tương thông với nhau, giữa Phương Tây và Trung Quốc chưa từng có thời kì tương tự về hình thái xã hội trong lịch sử. (Xem Hình 1: Sự phát triển của nền văn minh chính Phương Tây giải qua 5 giai đoạn: Văn minh Lưỡng Hà, Văn minh Hi Lạp – La Mã cổ đại, Thời Trung cổ, Văn minh hiện đại/Văn minh công nghiệp/Chủ nghĩa tư bản Châu Âu, Văn minh Mĩ. Còn lịch sử Trung Quốc trải qua 4 giai đoạn: Xã hội giản đơn cổ đại và xã hội phức tạp cổ đại, Xã hội phong kiến, Xã hội kinh tế tiểu nông chế độ đẳng cấp đại nhất thống hoàng quyền, Trung Hoa Dân quốc. Trung Hoa Dân quốc có tiến bộ, Đảng cộng sản Trung Quốc sau khi cầm quyền thì nát bét. (chú thích iii)  
      Cứ nhất định phải dịch feudal thành “phong kiến”, là do Đảng nông dân cộng sản Trung Quốc vì theo đuổi học thuyết của cha tổ tà giáo Mác-Lênin, nên đã dùng từ ngữ duy vật lịch sử mác xít để sáng tạo ra lịch sử của Trung Quốc, vì thế Đảng cộng sản Trung Quốc muốn Trung Quốc dứt khoát phải có xã hội nô lệ, tức triều Thương, và feudal society. Đảng cộng sản Trung Quốc gán cái nhãn “phong kiến” cho feudal của Châu Âu, cho nên mới thuyết minh rằng chủ nghĩa duy vật lịch sử mác xít cũng là đúng ở Trung Quốc - Chân lí vũ trụ.
    (Lưu ý: La Mã cổ đại Châu Âu có chế độ nô lệ, song không có xã hội nô lệ ( chú thích xiv ), Trung Quốc lại càng không có xã hội nô lệ. Chủ nghĩa duy vật lịch sử mác xít đã sai lầm, K.Mark chỉ dùng quan hệ sản xuất để đánh giá sự phát triển của xã hội là phiến diện).
    Phần lớn các tướng lĩnh khởi nghĩa nông dân của Đảng nông dân cộng sản Trung Quốc đều bán mù chữ. Những người có kiến thức trong Đảng cộng sản Trung Quốc cũng đều là loại người Hoa cặn bã đã bán rẻ lương tâm của mình, chẳng hạn như Quách Mạt Nhược. Họ mới đầu “gọt giày cho vừa chân” khi dịch saifeudal thành “phong kiến”, về sau lại “gọt chân cho vừa giày” để nói xã hội kinh tế tiểu nông chế độ đẳng cấp đại nhất thống hoàng quyền gần 2000 năm của Trung Quốc thành “xã hội phong kiến”.
(Ngay cả Tần Thủy Hoàng cũng không đồng ý xã hội Trung Quốc sau thời ông ta là “xã hội phong kiến”).
    Sự ngu dốt và vô liêm sỉ như Đảng cộng sản Trung Quốc là cực kì hiếm thấy trong lịch sử nhân loại.
Sách lịch sử do Đảng cộng sản Trung Quốc biên soạn cuối cùng sẽ phải đốt bỏ toàn bộ.     
Kết luận của tôi  , từ “phong kiến” trong lịch sử Trung Quốc là từ dùng từ triều Chu đến triều Tần, chúng ta không được sửa đổi. Ông bạn họ Trương, ông có đổi được không? Đổi được chỉ là đổi cách dịch đối với từfeudal . tốt nhất là làm như người Nhật, dùng Katakana (dịch âm) (chú thích xv ), hoặc không dịch mà dùng trực tiếp tiếng Anh.
    (Ở đây tôi xin được nói thêm, tiến hóa văn minh trong sản xuất nông nghiệp của loài người trải qua 3 giai đoạn: Lao dịch cổ đại, điền tô, tư hữu đất đai (nộp thuế). Lao dịch cổ đại chính là chế độ nô lệ, công xã nhân dân từ thập kỉ 1950 đến thập kỉ 1970 chính là ở trình độ lao dịch cổ đại, chính là chế độ nô lệ. Dưới chế độ nô lệ, nông dân không bao giờ được no, ốm đau chỉ có thể dùng thảo dược Đông y. Do sự tiến bộ văn minh, sự tiến bộ khoa học kĩ thuật và sự nâng cao về năng lực sản xuất của chế độ xã hội Phương Tây, mà kể từ sau nạn đói Ailen từ năm 1845-1852, ở Phương Tây không bao giờ còn xảy ra nạn đói nữa. Còn Đảng cộng sản Trung Quốc thì trong khoảng thời gian từ năm 1958-1961, đã có từ 3-40 triệu nông dân chết đói, còn chẳng bằng được cả chế độ nô lệ thời La Mã cổ đại).

Chú thích: