Sao vậy nhỉ?

 Nhân Chủ tịch nước ký công bố "Luật Biển Việt Nam" ngày 16 - 7 - 2012



Nhìn trên bản đồ thế giới, về mặt địa chấtđịa lý, Châu Âu là một bán đảo hay tiểu lục địa, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á-Âu. Theo quy ước, Châu Âu được coi là một lục địa, trong trường hợp này chỉ là một sự phân biệt thuần về văn hóa hơn là địa lý.




Trên lục địa Á-Âu thì khu vực Châu Âu gần biển, có nhiều bờ biển và cũng là khu vực phát triển hơn khu vực Châu Á.


                  
Nhìn vào bản đồ Châu Âu thì khu vực Tây Âu và Bắc Âu gần biển, có nhiều bờ biển và cũng là khu vực phát triển hơn khu vực Đông Âu. 




Việt Nam có diện tích 331.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tếthềm lục địa gần gấp ba lần diện tích đất liền khoảng trên 1 triệu km².

TUY NHIÊN VIỆT NAM VẪN LÀ MỘT NƯỚC KÉM PHÁT TRIỂN, SAO VẬY NHỈ?



Tổ quốc nhìn từ biển                              

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích
Những đau thương trận mạc đã qua rồi
Bao dáng núi còn mang hình góa phụ
Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa
Đã mười lần giặc đến tự biển Đông
Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng
Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân
Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước (*)
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi
Nguyễn Việt Chiến
(*) Mới đây người dân huyện đảo Lý Sơn đã tìm thấy một sắc chỉ của vua triều Nguyễn năm 1835 cử dân binh ra canh giữ đảo Hoàng Sa



1 nhận xét:

  1. đất nước trải qua chiến tranh nhiều và kéo dài quá.hòa bình lập lại nhưng vẫn chưa bình yên. đất nước nghèo, không có điều kiện để phát triển sản xuất, dụng cụ thiết bị cũ kỹ ,năng sất không cao,thien tai nhiều nên toàn dân khống có dự trữ và để đầu tư xây dụng cơ sở sản xuất lớn hơn ,tốt hơn

    Trả lờiXóa