"Dân trí" là gì?

Ngày nay, chúng ta đang nói nhiều đến “dân trí”, “mặt bằng dân trí” và “dân trí thấp” được cho là nguyên nhân của nhiều vấn đề trong xã hội, kinh tế và chính trị hiện nay của đất nước.

Vậy dân trí là gì?

Nếu định nghĩa một cách “chiết tự” chỉ mang thuần túy về ngữ nghĩa thì  “" Trí " vốn là một từ gốc Hán,có nghĩa chỉ khả năng nhận thức,suy đoán, ghi nhớ...thuộc phần trí tuệ gắn liền với mỗi người. Theo đó "Dân trí" là khái niệm chỉ chung về trình độ nhận thức hay mặt bằng văn hóa chung của một cộng đồng hay nhóm dân cư ở 1 phạm vi nhất định”

          Về mặt “lượng ” của “dân trí” thì theo quan niệm truyền thống là trình độ văn hóa chung của xã hội, hoặc đơn giản hơn là trình độ học vấn trung bình của người dân - bao nhiêu phần trăm biết đọc biết viết, bao nhiêu phần trăm có trình độ học vấn cao…

            Về mặt “chất” thì dân trí là sự hiểu biết và là ý thức về quyền và trách nhiệm của người dân và từ đó là lợi ích có thể mong đợi được khi thực thi quyền và trách nhiệm đó. Và giá trị cuối cùng của dân trí là ở mức độ quan tâm của người dân trước các vấn đề xã hội, mức độ dấn thân (muốn làm, dám làm) và khả năng hành xử trách nhiệm dân chủ của mình một cách có hiệu quả.

          Vậy dân trí Việt Nam cao hay thấp? Với hiện tình đất nước hiện nay khó mà nói dân trí ta cao được. Nhưng dân trí ta thấp chủ yếu ở mặt nào “lượng” hay “chất”?  
         
          Phải chăng, trọng tâm của vấn đề dân trí hiện nay chính là ý thức về quyền và trách nhiệm của người dân, mức độ quan tâm của người dân trước các vấn đề xã hội còn thấp (sự vô cảm) và  thiếu vắng sự dấn thân đông đảo của tầng lớp trí thức và giới doanh nhân hiện nay.




         




         
           

         

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét