Cấu trúc nổi cực lớn (very large floating structure) viết tắt
là VLFS và Megafloat là các cấu trúc nổi trên biển, có kích
thước dài từ 300 m trở lên. Vào những năm giữa thế kỷ 20, do công nghiệp tàu
biển, máy bay đã phát triển cao và sự bùng nổ dân số ở các thành phố lớn trên
thế giới đã hình thành các ý tưởng xây dựng các “đảo nổi” giữa đại dương nhằm
thiết lâp các sân bay nối các tuyến bay xuyên đại dương, thiết lập các cảng
container nổi, các kho chứa nổi trên biển của ngành hàng hải và thiết lập các
đảo nổi sản xuất năng lượng gió, lương thực, thực phẩm trên biển nhằm sử dụng
các không gian của các vùng biển xung quanh quốc gia. Từ đó công nghê VLFS đã
phát triển và được áp dụng hình thành các siêu dự án (megaproject) của một số
nước phát triển như Mỹ, Nhật… vào những thập kỷ cuối của thế kỷ 20.
Mega-Float là loại phao có kích thước khổng lồ, trong đó bao gồm cả neo và hệ thống liên kết để ghép nối và tháo rời khi
di chuyển. Mega float có thể được sản xuất bằng sắt thép, vật liệu
composite nhằm cung cấp mặt bằng rất lớn ( được gọi là mặt
đất nhân tạo) để xây dựng các công trình trong các lĩnh vực khác nhau.
Nhật Bản
- Sân bay quốc tế Kansai
Mô hình sân bay quốc tế Kansai
Vùng Kansai là vùng lớn thứ 2 sau Tokyo của Nhật bản với dân số khoảng 20 triệu người. Để mở rộng sân bay hiện có gặp trở ngại việc mở rộng mặt bằng và vấn đề môi trường (tiếng ồn do sân bay tạo ra giữa khu đô thị đông đúc) các kỹ sư của Nhật Bản đã
thiết kế một đảo « đường băng » nhân tạo (megafloat) cách bờ biển Osaka 4,8 km. Để hoàn thành công trình tạo đảo và sau đó xây dựng sân bay,
người Nhật đã phải khổ chiến trong 20 năm với 1500 tỷ yên phí tổn. Đầu tiên
người ta bỏ ra 6 năm với 550 triệu Yên để hoàn thành hòn đảo nhân tạo.
Hệ thống đường sắt nối đất liền với Sân bay quốc tế Kansai
Sau khi xây dựng thành công Sân bay quốc tế Kansai, Nhật Bản đã tiếp tục đầu tư xây dựng Sân bay nổi tại cảng Tokyo.
1km-long
Megafloat runway built off Port of Yokosuka in Tokyo Bay
- Kho dự trữ dầu thô quốc gia Kamigoto
Kho dự trữ dầu thô quốc
gia Kamigoto được đầu tư xây dựng tại đảo Kamigoto Nagasaki vào năm 1988, đưa vào sử dụng năm
1989.
Kho dự trữ dầu thô quốc
gia Kamigoto gồm 5 megafloat có thùng chứa dầu thô với kích thước mỗi megafloat
là dài 390 m rộng 97m và sâu 27,6 m.
Diện tích đất liền là 26
ha và diện tích biển là 40 ha
Sức chứa thiết kế là 4,4
triệu tấn (0,88 triệu tấn x 5)
Thực chứa là 3,42 triệu
tấn dầu thô.
Việt Nam
Tiến ra biển lớn!
- Tàu Hoa Sen
Tàu Hoa Sen được Vinashin mua về từ Ý vào tháng 11.2007 với
giá khoảng 60 triệu euro để kinh doanh chở khách và hàng hoá tuyến Hòn Gai
(Quảng Ninh) – Sài Gòn. Tháng 12.2008, sau khoảng 40 chuyến biển, Hoa Sen ngưng
hoạt động do lỗ nặng. Tháng 1.2009, phát hiện sự cố nứt đáy, Hoa Sen phải sửa
chữa tại Hyundai – Vinashin, thay một lượng lớn tôn đáy tàu. Từ tháng 4.2009,
Hoa Sen vào neo tại nhà máy tàu biển của Vinashin ở Cam Ranh.
Nguồn http://www.baomoi.com/Den-luot-tau-Hoa-Sen-bi-tam-giu/45/6198403.epi
Ụ nổi 83M là thành phần
không tách rời của dự án nhà máy sửa chữa tàu biển, được sản xuất năm 1965, sức
nâng 25.000 tấn với mức đầu tư 14,136 triệu USD, trong đó chi phí mua, sửa chữa
tại Nga, cước vận chuyển là 12,5 triệu USD.
Tuy nhiên, sau đó Vinalines lại thay đổi phương án mua dẫn đến chi phí thực tế cho việc mua, vận chuyển ụ nổi này về Việt Nam sửa chữa, tổng chi phí hết 24,3 triệu USD. Thế nhưng đến nay, ụ nổi 83M vẫn không đủ điều kiện đăng ký, đăng kiểm tại ViệtNam .
Tuy nhiên, sau đó Vinalines lại thay đổi phương án mua dẫn đến chi phí thực tế cho việc mua, vận chuyển ụ nổi này về Việt Nam sửa chữa, tổng chi phí hết 24,3 triệu USD. Thế nhưng đến nay, ụ nổi 83M vẫn không đủ điều kiện đăng ký, đăng kiểm tại Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét